Cơ quan nào được ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp, chiến tranh?

Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội sáng 10/11 gồm 7 chương, 46 điều, giảm 02 chương, 05 điều so với Luật quốc phòng năm 2005.

Trong đó, Điều 18 của dự thảo quy định về việc tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh gồm: Khi Tổ quốc bị xâm lược, Quốc hội quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt; Khi không còn tình trạng chiến tranh, Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng chiến tranh; Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất; Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định tuyên bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh.

Khoản 9 Điều 3 của dự thảo Luật giải thích từ ngữ Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.

Tại Điều 19 dự thảo Luật quy định về việc ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. Theo dự thảo, khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Chính phủ.

Khi không còn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo đề nghị của Chính phủ.

Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Chính phủ.

Theo giải thích tại khoản 13 Điều 3 của dự thảo, Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược; đã xảy ra hành động xâm lược; bạo loạn có vũ trang, nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.

co quan nao duoc ban bo bai bo tinh trang khan cap chien tranh

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) trước Quốc hội sáng 10/11.

Dự thảo cũng quy định Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp củng cố, tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời bình; tổ chức, xây dựng khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cơ quan, tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải kết hợp với củng cố, tăng cường quốc phòng phù hợp với chiến lược quốc phòng, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ vàphải có sự tham gia phối hợp thẩm định của Bộ Quốc phòng về những nội dung có liên quan đến quốc phòng.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng. Một số dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khácphải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng, phòng thủ dân sự.

Đáng chú ý, dự thảo quy định về Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng,là tất cả các quyền của Nhà nước đối với không gian mạng theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, từ thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới, những năm gần đây và dự báo chiến tranh trong tương lai, ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi quy ước, chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và việc sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng, an ninh phi truyền thống, sẽ được sử dụng là chủ yếu, ngay từ đầu và trong suốt cuộc chiến tranh.

Mặt khác, thế giới đã và đang có nhiều thay đổi khó lường về phương thức, quy mô, phạm vi, không gian, thời gian, môi trường, lực lượng và thủ đoạn tác chiến... để tiến hành chiến tranh. Nhằm chủ động ngăn ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi và đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược nếu xảy ra, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật quốc phòng tạo hành lang pháp lý đầy đủ và cao hơn nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.