Cơ sở tái chế nhựa 'bức tử' môi trường: Chủ cơ sở đề nghị được kiểm tra khí thải

Bã bị người dân phản ánh và chính quyền nhắc nhở nhiều lần, chủ cơ sở tái chế không khắc phục mà vẫn tiếp tục xả thải ra môi trường.
co so tai che nhua buc tu moi truong p2 loi do vu khong Cơ sở tái chế nhựa 'bức tử' môi trường, người dân khốn đốn

Theo như phản ánh của người dân thôn 2 và 3 (xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), cơ sở tái chế nhựa của ông Bùi Thanh Quang (ngụ tại thôn 2) ngang nhiên xả khí và nước thải ra môi trường khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị xáo trộn.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng sản xuất và xả thải ra môi trường của cơ sở ông Quang, chúng tôi đã có cuộc thâm nhập thực tế.

co so tai che nhua buc tu moi truong p2 loi do vu khong
Rác, nguyên nhiên vật liệu lẫn lộn với nhau.

Tại đây, khi vừa bước vào ngõ, mùi hôi, mùi khét lẹt đến ngạt thở xộc thẳng vào mũi khiến ai nấy đều cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, theo quan sát của chúng tôi, cơ sở của ông Quang rộng khoảng 300m2 với bao bì, túi nilong vứt ngổn ngang dưới nền đất. Những vũng nước đen ngòm lẫn lộn với nguyên liệu và rác thải, khiến ruồi bu đen kịt.

Trước những phản ánh của người dân, ông Quang tỏ thái độ bất bình và cho rằng cơ sở của mình sản xuất đảm bảo về vấn đề môi trường.

“Chị đứng ở ngoài ngõ có ngửi thấy mùi gì không mà người ta phản ánh, tôi đây làm cả ngày ở dưới đây còn không thấy hôi, khó chịu. Mấy người hàng xóm xa như thế thì ngửi thấy gì mà nói. Khói có bao giờ đi ngược lại với gió đâu mà hôi”, ông Quang phản ứng.

co so tai che nhua buc tu moi truong p2 loi do vu khong
Rác và nước thải ùn ứ trong cơ sở.

Khi PV nói mặc dù cách khá xa cơ sở nhưng PV vẫn ngửi thấy mùi hôi, mùi khét từ nhựa xộc thẳng vào mũi. Lúc này, ông Quang mới biện minh: “Mấy ngày gần đây tấm bạt che của gia đình bị rách nên hở một đoạn khiến khói rò rỉ ra môi trường. Tôi đang tiến hành che đậy lại thì PV vào chứ ống khói của cơ sở cao 8m, rộng 45cm thì sao mà ô nhiễm được”.

Theo như ông Quang, trước đây do nhiều hàng hóa nên có lúc cơ sở ông phải thuê 40 - 50 người làm và hoạt động với năng suất tối đa 24/24h mới đủ lượng hàng tiêu thụ. Còn hiện nay, cơ sở tái chế nhựa của ông chỉ hoạt động với 4-5 nhân công chủ yếu là người trong gia đình và hoạt động từ 8h đến 17h. Mỗi ngày cơ sở của ông sản xuất bình quân 4-5 tạ nhựa tái chế để tiêu thụ ra thị trường.

Ông Quang còn cho biết, hơn 10 năm hoạt động cơ sở của ông vẫn thường xuyên bị kiểm tra về vấn đề môi trường nhưng chỉ bị nhắc nhở chứ chưa bị xử phạt hành chính lần nào. Khi hỏi về giấy phép hoạt động thì ông Quang khẳng định cơ sở đã có giấy phép từ lâu nhưng bị Công an Môi trường TP Buôn Ma Thuột làm mất nên không cho xem được.

“Năm 2005, Công an Môi trường TP Buôn Ma Thuột có giữ giấy phép hoạt động của cơ sở nhưng để lẫn lộn rồi mất sau đó, đến giờ tôi chưa đi làm lại”, ông Quang phân trần.

co so tai che nhua buc tu moi truong p2 loi do vu khong
Ông Quang cho rằng rác thải ở sau nhà ông là do người dân xả ra.

Khi PV đề cập vào khoảng thời gian gần đây người dân có phản ánh cơ sở thu mua bao đựng xác cá về tái chế, lúc này, vợ ông Quang là bà Quách Thị Liên Phương nói xen vào: “Cách đây mấy ngày, chủ hàng chở đến nhà tôi bao đựng xác cá, nhưng do không kiểm tra kĩ nên lúc xuống hàng gia đình mới phát hiện ra. Sau đó, vì quá hôi thối, sợ ảnh hưởng đến hàng xóm nên gia đình tôi đã bỏ ra 1,6 triệu đồng thuê người bốc và trả lại cho chủ hàng. Còn đối với rác thải ở sau nhà là do người dân xả ra, trời mưa nước làm trôi xuống nhà tôi khiến cây cối không mọc nổi”.

“Tôi cũng đã đề nghị công an xã đưa công an môi trường mang máy móc xuống đây để đo độ ồn, khí thải xả ra, nếu vượt quá mức cho phép thì tôi khắc phục, còn không được thì tôi nghỉ”, ông Quang thách thức.

Thượng tá Trần Kim Phi, Phó phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, Đơn vị đã tiến hành kiểm tra và xử phạt hành chính 3 triệu đồng đối với cơ sở tái chế nhựa của ông Quang do gây ô nhiễm môi trường.

Hiện đơn vị đã giao cho UBND TP Buôn Ma Thuột chỉ đạo cho UBND xã Hòa Thắng họp dân giải quyết và xử lí theo quy định của pháp luật.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.