Cơ sở tái chế nhựa 'bức tử' môi trường, người dân khốn đốn

Nhiều năm qua, người dân thôn 2 và thôn 3 xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột) phải sống trong cảnh ô nhiễm khi cơ sở tái chế nhựa của hộ gia đình ông Bùi Thanh Quang (ngụ tại thôn 2) xả thải gây ô nhiễm môi trường.
co so tai che nhua buc tu moi truong nguoi dan khon don Rác thải bủa vây nghĩa trang
co so tai che nhua buc tu moi truong nguoi dan khon don Trại chăn nuôi heo xả thải người dân điêu đứng
co so tai che nhua buc tu moi truong nguoi dan khon don
Cơ sở tái chế nhựa không xử lí chất tải hợp lí đã gây ô nhiễm môi trường

Sinh sống ở khu vực này đã nhiều năm nay, bà Bùi Thị Luyến (SN 1960, thôn 3, xã Hòa Thắng) thường xuyên đau đầu, chóng mặt khi hằng ngày phải ngửi mùi khói khét lẹt từ cơ sở tái chế nhựa của ông Quang.

“Trước kia môi trường sống ở khu vực này trong lành lắm, từ ngày cơ sở sản xuất nhựa của ông Quang hoạt động môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cơ sở hoạt động suốt cả ngày nên mùi hôi thối bốc lên suốt. Mùi thối, khét lẹt không thể chịu được, gia đình tôi phải đóng cửa suốt cả ngày”, bà Luyến bức xúc nói.

Cũng theo bà Luyến, hai cháu nhỏ trong nhà vì ngửi phải mùi khét nên thường xuyên bị viêm họng, viêm xoang. Nhà bà mỗi khi đi ra ngoài đều phải bịt khẩu trang kín mít chứ không thì không thể nào thở nổi.

Được biết, cơ sở tái chế nhựa của ông Quang hoạt động hơn chục năm nay, nhưng 3-4 tháng gần đây cơ sở của ông nhập bao đựng xác cá về để tái chế nên càng khiến không khí ô nhiễm nặng nề.

Quán cà phê Tùng Phương của chị Bùi Thị Đan Phương (SN 1993, thôn 3) nằm đối diện cơ sở tái chế nhựa nên bị ảnh hưởng khá nhiều. Từ ngày ông Quang mang bao đựng xác cá thì lượng khách tới quán chị Phượng giảm đi trông thấy.

“Cứ mỗi sáng mở cửa tôi lại nghe mùi hôi thối bủa vây toàn bộ khuôn viên quán. Mùi thối như mùi chuột chết khiến khách vào quán được một lần, rồi lại đi luôn. Bên cạnh đó, do môi trường ô nhiễm nên ruồi, muỗi cũng xuất hiện ở khu vực này ngày càng nhiều hơn. Nhân viên quán tôi ngửi phải mùi hôi này đều sình bụng, không thể ăn uống được”, chị Phương cho biết.

Vì nể tình làng nghĩa xóm nên chị Phương nhiều lần xuống khuyên ngăn, có lúc cầu xin ông Quang đừng sản xuất nhựa, nhưng ông Quang một mực không nghe. Không những gây ô nhiễm môi trường không khí, cơ sở tái chế nhựa của ông Quang còn xả nước, nhựa vụn, túi nilong gây ô nhiễm môi trường nước và làm chết hoa màu của những hộ gia đình sinh sống, canh tác phía sau cơ sở.

co so tai che nhua buc tu moi truong nguoi dan khon don
Nước, rác thải chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra môi trường.

Theo quan sát của chúng tôi, cơ sở tái chế nhựa của ông Quang với nguyên vật liệu là những bao bì vứt ngổn ngang, những hố nước lẫn lộn với nhựa đóng váng đen ngòm quanh khuôn viên cơ sở. Phía sau cơ sở là rãnh thoát nước đen kịt với đủ loại rác lẫn lộn.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cơ sở tái chế nhựa có lẻ là gia đình nhà ông Bùi Anh Quốc (SN 1967, thôn 2), khi ngày ngày luồng gió vẫn hướng về khu vực nhà ông. Nước, rác thải đều đổ ra cạnh khuôn viên bàn thờ của gia đình.

“Cơ sở của nhà ông Quang xả nước, rác nhựa ra ngoài môi trường. Những hôm mưa, rác bị nước cuốn theo chảy xuống cống khiến bốc mùi nồng nặc. Gia đình tôi sử dụng bạt che nhưng vẫn không hạn chế được mùi hôi”, ông Quốc tâm sự.Do nhiều lần khuyên ngăn nhưng ông Quang không nghe, người dân hai thôn đã gửi đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền để xử lí triệt để cơ sở gây ô nhiễm. “Chính quyền xuống giải quyết nhiều lần nhưng đâu lại vào đấy, cơ sở vẫn hoạt động, còn người dân ngày ngày vẫn phải sống trong cảnh ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe”, ông Quốc cho biết.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch UBND xã Hòa Thắng cho biết, trước đây UBND đã xử lí về trường hợp gây ô nhiễm của nhà ông Quang nhiều lần. Gần đây, UBND xã đã xuống tận cơ sở để giải thích và yêu cầu ông Quang tuân thủ, cam kết bảo vệ môi trường nhưng ông Quang nhất quyết không hợp tác.

Bà Nguyễn Thị Xuân, cán bộ địa chính, môi trường thuộc UBND xã Hòa Thắng thông tin thêm: “Cơ sở sản xuất nhựa của ông Quang thuộc khu vực đông dân cư. Vì thế trước đây UBND xã đã xuống kiểm tra, nhắc nhở, lập biên bản nhiều lần về sản xuất nhưng không tuân thủ vấn đề môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng đã xử phạt hành chính với cơ sở của ông Quang”.

Cũng theo bà Xuân, do vượt quá thẩm quyền nên UBND xã đã báo cáo và đề xuất lên các cơ quan ban ngành cấp trên để hỗ trợ, di dời cơ sở này đi khu vực khác.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.