Con bị bắt nạt, tranh giành đồ chơi, bị so sánh: Giải quyết thế nào?

Con bị bắt nạt, con hay bị so sánh, con giữ khư khư đồ chơi, con hay đánh người khác..., các vấn đề này bố mẹ có thể tham khảo một số hướng gợi ý giải quyết sau.
con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao
con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao

ĐÁP: Hành vi này hết sức phổ biến và bình thường ở trẻ nhỏ, và hoàn toàn không phải là biểu hiện đáng lo ngại. Lý do không phải là bạo lực, mà là do các bé chưa hiểu giới hạn của hành vi của bản thân, chưa có khả năng đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu hậu quả của hành vi, thiếu khả năng kiềm chế hành vi, và chưa biết thể hiện bản thân cho phù hợp.

Khi con có hành vi đánh, hãy ngăn con lại, tách con ra khỏi đối tượng mà con đang đánh, và giải thích ngắn gọn “Con không được đánh. Đánh sẽ khiến người khác đau.” Có thể con sẽ bức xúc và khóc khi bị ngăn cản; hãy để con khóc và có thời gian bình tĩnh lại.

Đây là một giai đoạn bình thường của trẻ và sẽ dần tự hết khi trẻ lớn hơn và phát triển nhận thức. Người lớn cần kiên trì để không mắng mỏ hay gây tổn thương cho trẻ. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng trong gia đình không ai có thói quen trừng phạt trẻ bằng cách đánh trẻ. Trẻ nhỏ bị đánh sẽ trở nên hung hãn hơn trẻ khác, vừa do bắt chước cách hành xử của người lớn, vừa do bức bối tâm lý mà người lớn gây ra.

con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao
con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao

ĐÁP: Phản ứng của từng trẻ có liên quan nhiều tới tính cách bẩm sinh của từng trẻ. Có trẻ sẵn sàng nhường hơn, có trẻ có xu hướng quyết liệt tranh giành hơn. Không có gì là xấu cả. Cũng như hành vi đánh người khác, hành vi tranh giành cũng phần lớn là do chưa hiểu giới hạn của hành vi, chưa biết đặt mình vào địa vị người khác, chưa nắm được các quy tắc ứng xử - những nhận thức này cần nhiều thời gian để phát triển.

Trách nhiệm của người lớn là quan sát để nắm được chuyện gì xảy ra và giúp trẻ ứng xử cho phù hợp.

Nếu là đồ chơi chung, cần xác lập nguyên tắc rõ ràng:

1. Ai chơi trước thì đồ chơi là của trẻ ấy

2. Trẻ nào muốn mượn cần được hướng dẫn để nói “Bạn ơi, cho tớ mượn”

3. Trẻ muốn mượn phải chờ khi tới lượt,

4. Trẻ nào đang chơi tiếp đồ chơi cần được gợi ý để hiểu cảm giác của người đang chờ đợi: “Bạn đang buồn đấy, bạn đang chờ được chơi đồ của con. Khi nào con sẵn sàng, con đưa lại cho bạn.”

Cả hai trẻ - trẻ đang cầm đồ chơi và trẻ đang chờ - đều cần sự hướng dẫn này. Cả hai đều cần được tôn trọng. Không nên có mong đợi rằng trẻ sẽ tự biết phải làm gì, hay cho rằng chỉ cần ép buộc sự chia sẻ là trẻ sẽ hiểu nguyên tắc của sự công bằng.

Nếu đồ chơi là của sở hữu rõ ràng của trẻ nào đó, đương nhiên là trẻ đó có quyền lấy lại và có quyền chọn không chia sẻ.

Trẻ sẽ không hiểu ngay vì được người lớn giảng giải. Đừng nghĩ rằng trẻ khác xấu, và con mình bị bắt nạt, hay con mình yếu đuối (nhiều gia đình có suy nghĩ này). Đừng dạy con đánh người khác để giành lại đồ nếu bạn không ủng hộ bạo lực. Nếu con chọn bước đi, không tranh giành, đó là lựa chọn của con.

con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao
con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao

ĐÁP: Hãy theo đúng các nguyên tắc đã trình bày ở câu trả lời ngay phía trên. Khi xác định được nguyên tắc rõ ràng thì mới có hướng giải quyết và hướng dẫn con dần.

Nếu các trẻ khác tới nhà bé chơi, thì nên xác định đồ chơi coi như là của chung trong lúc đó. Bé nào chơi trước có quyền chơi tiếp, và bé muốn mượn đồ cần chờ lượt. Nếu khóc, hãy để cho bé khóc và thông cảm với bé, nhưng cần giữ vững nguyên tắc chờ lượt. Nếu bé đánh bạn, hãy ngăn bé lại, tách bé ra một chỗ riêng, giải thích ngắn gọn. Hãy nói: “Con không được đánh bạn. Khi nào con bình tĩnh và sẵn sàng chơi tiếp thì mình vào. Con sẵn sàng chưa?”

Giai đoạn này sẽ tự qua. Trong khi đó, cách giảm thiểu các tình huống mâu thuẫn như trên để người lớn đỡ mệt mỏi phải giải quyết liên tục là cho các bé ra ngoài cùng nhau vận động mạnh ở không gian công cộng. Sẽ ít có tranh chấp hơn so với không gian ở nhà với những đồ có sở hữu rõ ràng.

con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao

ĐÁP: Như đã giải thích ở các phần trên, tất cả hành vi của trẻ như mô tả của bạn đều tự nhiên và bình thường và xuất phát từ việc nhận thức của trẻ chưa đủ phát triển. Nhận thức về các nguyên tắc ứng xử mất nhiều thời gian để phát triển và phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của não, chứ không phải là do nhờ người lớn giảng giải là hiểu ngay và áp dụng được liền. Hãy có mong đợi thực tế.

Đừng khăng khăng bắt bé xin lỗi hay nhận rằng mình sai, nó sẽ khiến bé cảm thấy bị công kích và càng không muốn hợp tác với mẹ. Chỉ tập trung vào hành vi như “Mẹ không thích khi con…. Mẹ muốn con …. (nêu mong đợi cụ thể). Trẻ nhỏ cũng không thể nghe lời ngay được, và mức độ hợp tác phụ thuộc vào:

1. Tâm lý của cha mẹ, cách cha mẹ sử dụng ngôn từ và cảm xúc trong đó. Đừng dùng sự tức giận hay căng thẳng để bắt bé nghe lời. Cha mẹ càng tôn trọng con và nhẹ nhàng với con thì khả năng con hợp tác càng cao.

2. Việc bé được trao quyền lựa chọn hoặc không có quyền lựa chọn. Nên nói: “Con muốn làm việc A hay B bây giờ?” hoặc “Con muốn làm việc A bây giờ hay 5 phút nữa?” Tuyệt đối tránh “Con phải làm việc A ngay bây giờ. Nhanh lên.”

3. Đôi khi giải pháp chỉ là cho bé thêm thời gian, ví dụ như “Con sẵn sàng chưa? Mẹ cho con thêm vài phút nhé.”

4. Luôn luôn đánh giá xem yêu cầu của mình với con có hợp lý với con không. Nếu không hợp lý, thì không có gì quá đáng khi con hay từ chối làm theo.

Nên nhớ con chỉ là một đứa trẻ, và con cũng có những mong muốn, cảm xúc của riêng con.

con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao
con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao

ĐÁP: Con cái bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bố mẹ và những thành viên gia đình mà chúng thường xuyên tiếp xúc. Những người bên ngoài ít có ảnh hưởng hơn.

Nếu họ thường xuyên làm như vậy, một cách là mang con ra chỗ khác, lờ họ đi. Hai là nói thẳng với họ ngay trước mặt các con “Tôi không thích anh/chị nói những lời so sánh như thế với các cháu”. Và ba là để con nghe những lời đó, rồi giải thích lại ý nghĩa của nó với con. Khi trẻ tầm 3 trở lên, chúng có thể hiểu được lời giải thích đơn giản, ví dụ như “Mẹ không đồng ý/không thích khi họ hỏi các con như thế. Mẹ yêu cả hai đứa. Béo hay gầy không quan trọng.”

Có thể linh hoạt dùng các cách khác nhau, hoặc kết hợp tùy tình huống. Quan trọng nhất là trong các tình huống hàng ngày ở gia đình, các bé nhận được thông điệp từ chính bố mẹ qua cách bố mẹ đối xử với chúng là chúng được yêu như nhau, được đối xử công bằng như nhau.

con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao

XEM THÊM

con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao Trẻ nghịch ngợm, ném đồ đạc, đánh người khác: Xử trí ra sao?

Đặng Nam Phương – mẹ của hai cô công chúa Bư và Siêu Tăm hiện đang làm mẹ toàn thời gian và theo đuổi “unschooling” ...

con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao Phải làm gì với con?

Tôi phải làm gì để sửa những thói đó ở con? Tôi không dạy nó thì mai mốt nó sẽ biến thành cái gì? Rõ ...

con bi bat nat tranh gianh do choi bi so sanh giai quyet the nao Ths tâm lý Phương Hoài Nga: 'Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói?'

Câu nói “bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy” dường như đã "xưa như trái đất", khi những em bé độc lập thời hiện đại ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.