Còn khoảng 300-400 nghìn tấn lợn đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn cho biết hiện nay còn khoảng 300-400 nghìn tấn lợn đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng.
con khoang 300 400 nghin tan lon da du tieu chuan xuat chuong Thủ tướng: Không để tái diễn tình trạng rớt giá như dưa hấu, thịt lợn
con khoang 300 400 nghin tan lon da du tieu chuan xuat chuong Bộ Công an lập Ban chỉ đạo hỗ trợ 'giải cứu' giá thịt lợn
con khoang 300 400 nghin tan lon da du tieu chuan xuat chuong Bộ Nông nghiệp kiến nghị dừng tạm nhập, tái xuất thịt lợn và phụ phẩm

Chiều 4/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017, thông tin với báo chí về nhiều nội dung được dư luận xã hội quan tâm thời gian qua.

con khoang 300 400 nghin tan lon da du tieu chuan xuat chuong
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cung cấp thêm thông tin liên quan tới vấn đề tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi; giá thịt lợn nói riêng và giá cả, thị trường các mặt hàng nông sản nói chung.

Ông Mai Tiến Dũng nói, như chúng ta đã biết, trong khi giá lợn hơi rất thấp (có lúc chỉ 15.000-18.000 đồng/kg) thì giá thịt lợn tại các thành phố lớn vẫn khá cao (siêu thị vẫn bán giá khoảng 100.000 đồng/kg).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khẩn trương khắc phục. Trong đó, khâu giết mổ, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, thị trường, siêu thị thế nào mà để người chăn nuôi thiệt hại quá lớn.

con khoang 300 400 nghin tan lon da du tieu chuan xuat chuong
Toàn cảnh phiên họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Rà soát ngay các quy hoạch, kế hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuộc phạm vi quản lý. Tinh thần là không được để xảy ra những trường hợp tương tự.

Các bộ chức năng cần đẩy mạnh đàm phán tìm thị trường cho chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm từ lợn, cả khu vực biên mậu và chính ngạch.

Ngành ngân hàng cần rà soát, có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ. Có biện pháp hỗ trợ các cơ sở chế biến tăng cường thu mua, chế biến sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu.

Nhìn rộng hơn, giá cả, thị trường nông sản nói chung là một khâu yếu cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và tập trung khắc phục", Bộ trưởng Dũng cho hay.

Về lâu dài, Chủ nhiệm VPCP truyền tải thông điệp tư phiên họp Chính phủ tháng 4: "Cần triển khai các giải pháp hạ giá thành sản xuất, tăng cường chế biến sâu; điều chỉnh quy mô và cơ cấu chăn nuôi phù hợp với thị trường, tổ chức theo chuỗi giá trị.

Các Bộ cần rà soát, đánh giá, làm rõ những điểm còn bất cập, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước, nhất là về quy hoạch, kế hoạch, hệ thống thông tin giá cả, thị trường… không để tình trạng người nông dân bị động chạy theo thị trường dẫn đến thua thiệt lớn như trong nuôi lợn hiện nay.

Hiện nay, chúng ta đang có chủ trương đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, đây là chủ trương đúng đắn nhưng cần đặc biệt chú ý thị trường tiêu thụ để phát triển hiệu quả, bền vững".

Đụng lợn nên đã nâng giá lợn tương đương với giá thành sản xuất

Chia sẻ trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn cho biết, mấy ngày qua giá thịt lợn hơi đã tăng lên và có mức tăng bình quân so với điểm thấp nhất là trên 5.000đ/kg lợn hơi.

Rất nhiều doanh nghiệp cung ứng thịt lợn lớn đã giảm giá bán từ 10-20% so với thời điểm cách đây 10 ngày và ở các siêu thị giá bán thịt lợn đã giảm.

Ngoài ra, các ngày nghỉ lễ, nhiều nơi đã cùng nhau đụng lợn nên đã nâng giá lợn tương đương với giá thành sản xuất.

con khoang 300 400 nghin tan lon da du tieu chuan xuat chuong
Thứ trưởng Hà Công Tuấn (Ảnh: Bộ NN&PTNT)

Thứ trưởng Tuấn cho biết thêm, hiện nay, chúng ta còn khoảng 300-400 nghìn tấn lợn đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng. Cố gắng trong 2-3 tháng nữa sẽ giải quyết được tình hình hiện nay để cân bằng lại nhu cầu cung cầu.

Trong thời gian tới, Bộ NN và PTNT đưa ra 3 giải pháp đó là giải quyết tốt được quan hệ cung - cầu; đồng thời rà soát để bảo đảm tổng đàn lợn, quy mô đàn có cơ cấu hợp lý. Trước mắt, Bộ đang có các giải pháp để kiểm soát lợn nái, đồng thời nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ hai là tổ chức liên kết chuỗi. Như vậy sẽ có một số cơ chế chính sách chúng tôi sẽ đề xuất với Chính phủ thay đổi. Tuy nhiên, quan điểm chung là không có việc hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ thông qua chuỗi và theo tín hiệu của thị trường.

Thứ ba là giải quyết vấn đề mở thị trường, ở đây là thị trường Trung Quốc. Những năm trước, thị trường Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu theo tiểu ngạch rất lớn với thịt lợn của chúng ta. Năm nay, trong 4 tháng đầu năm, lượng này chỉ còn khoảng dưới 10% so với năm ngoái, vì vậy cũng ảnh hưởng đến tiêu thụ lợn.

"Hiện nay việc tạm nhập tái xuất qua Việt Nam để sang các nước khác, trong đó có Trung Quốc, thịt gia súc, gia cầm bằng khoảng 52-55% sản lượng sản xuất.

Chính phủ đã chỉ đạo, không phải cấm tạm nhập tái xuất mà kiểm soát chặt chẽ tạm nhập tái xuất theo quy định để không có việc luân chuyển tạm nhập tái xuất thẩm thấu vào thị trường nội địa một cách không hợp pháp.

Đồng thời, chúng ta cũng thấy nếu như tạm nhập tái xuất tăng mãi thì có thể ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ gia súc, gia cầm của chúng ta. Tất nhiên chúng ta sẽ thực hiện kiểm soát này theo đúng quy định của Việt Nam và theo các hiệp định thương mại, nhất là của WTO", ông Tuấn nói.

Việc xuất khẩu lợn gặp khó khăn

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ, việc nhập khẩu thịt lợn vào thị trường Việt Nam không ảnh hưởng đến giá thịt lợn trong nước. Trong năm 2016, chúng ta nhập khẩu 39,400 tấn thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến thịt lợn, chỉ bằng 0,1% sản lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước.

Bên cạnh đó, năm 2016, chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc được 600.000 tấn lợn. Tuy nhiên, năm 2017, chúng ta chưa công bố hết dịch đối với lợn như lợn tai xanh,... nên việc xuất khẩu lợn gặp khó khăn.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tăng cường hợp tác, ký kết các điều kiện để lợn của chúng ta được xuất khẩu nhiều hơn.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các ngân hàng thương mại yêu cầu tạm hoãn thời hạn trả nợ, căn cứ vào khả năng tài chính để xem xét có thể hỗ trợ lãi xuất, miễn lãi xuất cho từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, người dân có nhu cầu chăn nuôi lợn và đảm bảo có lãi thì vẫn tiếp tục cho vay thêm.

con khoang 300 400 nghin tan lon da du tieu chuan xuat chuong Nhân chứng kể lại giây phút xe BMW của Chủ tịch huyện Côn Đảo tông vào gốc cây

“Đang ngồi hóng mát trước cửa nhà, tôi bỗng giật bắn mình vì tiếng động lớn vang lên. Chạy tới kiểm tra thì phát hiện ...

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.