Cơn sốt bất động sản và những 'chiếc hang' của công nhân Campuchia

Tại Phnom Penh, máy đóng cọc và máy tán đinh đang xuất hiện dày đặc trên đường, tạo ra những tiếng động được coi như âm thanh đặc trưng của thành phố.

Bùng nổ xây dựng đang làm thay đổi quốc gia Đông Nam Á và trở thành trụ cột trong nền kinh tế. Năm 2015, các dự án xây dựng trị giá 4,36 tỷ USD đã được chấp thuận ở Campuchia, con số vượt gấp ba lần kể từ năm 2011, và dự kiến còn tăng theo cấp số nhân.

Kim Sarith cùng vợ Orn Na và hai cậu con trai là 4 trong số 250.000 công nhân từ vùng nông thôn nghèo bị thu hút trước sự bùng nổ này. Xuất phát là nông dân từ Battambang, cả gia đình rời mảnh đất nhỏ ở quê, nơi không còn có thể giúp cả gia đình duy trì sự sống và lên thành phố làm công nhân.

Cuộc sống tạm bợ

Trong một mê cung giàn giáo tại công trình xây dựng tòa nhà 17 tầng cho công ty Trung Quốc, họ làm việc mà không đội mũ bảo hiểm hay sử dụng thiết bị bảo hộ lao động. Ông Sarith, 42 tuổi, là thợ nề và kiêm luôn một số công việc liên quan đến xi măng. Mỗi ngày, ông kiếm được khoảng 8 USD. Dù biết không có thiết bị bảo hộ là rất nguy hiểm, ông nói không có nhiều sự lựa chọn, khi công nhân phải tự mua những món đồ đó.

"Lương thấp, nếu chúng tôi mua những thiết bị đó thì sẽ chẳng còn tiền để mua đồ ăn nữa", ông nói.

con sot bat dong san va nhung chiec hang cua cong nhan campuchia
Chỗ ngủ và nơi sinh hoạt của gia đình ông Sarith được dựng tạm tại công trường xây dựng. Ảnh: abc.net.au

Khi hoàn thành, khu chung cư cao cấp mà gia đình Sarith và hơn 50 lao động nữa đang xây sẽ có giá 1.000 USD/m2. Trong khi đó ở khu vực làm việc, các công nhân tự "xây" nhà giữa đống xi măng và các bức gạch thô, dù tạm bợ nhưng rẻ.

Cạnh "chiếc giường" làm từ gỗ phế liệu mà cả gia đình ông dùng làm chỗ ngủ là lớp gạch giả gỗ được kê thành bếp nấu. Trên bức tường bê tông trống hoác, chiếc túi nhựa đựng bàn chải và kem đánh răng được treo lên một chiếc móc sắt.

Ông Sarith đã khỏe lại sau một lần bị thương nặng. Nhưng mới đây, cậu con trai 19 tuổi Rith Vibol vừa ngã và gãy cả hai tay. Cậu rơi từ tầng 2 ở độ cao 12 m. Vibol không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra, nhưng cậu nghi ngờ một số đồng nghiệp đẩy anh xuống. Họ biến mất khi cảnh sát đến điều tra.

Không có bảo hiểm, hóa đơn viện phí và thuốc men đã ngốn gần 2.500 USD và "nuốt" toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình. Dù không còn gì trong tay, hàng ngày vẫn phải tiếp tục làm việc và sống trong điều kiện thiếu thốn, bà mẹ 40 tuổi bình thản nói rằng rồi họ sẽ bắt đầu lại.

"Là vậy đấy. Nếu nghĩ rằng khó khăn, chúng tôi cũng không biết làm gì để kiếm tiền nữa. Đối với tôi, công việc này không vất vả", bà Orn Na nói. Công việc trát xi măng lên tường giúp bà kiếm được 6 USD/ngày.

Tương lai mù mịt

Theo abc.net.au, 7 công nhân thiệt mạng và hai người khác bị thương nặng trong 6 tháng qua, chủ yếu do bị ngã và sốc điện. Sau loạt vụ việc đó, công đoàn xây dựng đã tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn an toàn cao hơn.

"Chính phủ tuyên bố sẽ xây dựng một bộ luật xây dựng mới nhằm cải thiện các tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài đến Campuchia, nhưng quá trình này vẫn chưa được hoàn thành", Tổng thư ký Liên hoàn Công nhân xây dựng Yan Thy nói .

con sot bat dong san va nhung chiec hang cua cong nhan campuchia
Kim Sarith ăn sáng cùng gia đình. Ảnh: abc.net.au

Theo báo cáo về hoạt động rửa tiền quốc tế gần đây, Campuchia đứng dầu danh sách ở khu vực Đông Nam Á có lỗ hổng cho hoạt động này. Tỷ lệ tham nhũng ở Campuchia cũng ở mức cao.

Nghị sĩ phe đối lập Son Chhay cho rằng bất động sản là một trong những ngành công nghiệp ẩn giấu tiền bất hợp pháp. Còn nhà vấn đầu tư Stephen Higgins cảnh báo các nhà đầu tư đang bị cuốn vào vòng xoáy bùng nổ bất hợp lý. Trong khi đó, các kỳ vọng đều không thực tế.

Nhiều ý kiến nghi ngờ về nhu cầu sử dụng 30.000 căn hộ vào năm 2020. Oknha Hann Khieng, người phát ngôn của ngành công nghiệp này, cho biết hầu hết người Campuchia thích sống trong nhà trệt khi chúng có thể được sử dụng làm nơi buôn bán nhỏ. Ông cho rằng người nước ngoài mới là thị trường chính.

"Họ không nhìn nhận các yếu yếu tố cơ bản của thị trường tại đây. Nó giống như là điếc không sợ súng vậy", Higgins nói.

Theo ông Higgins, giá nhà cao tầng đang giảm và cơn sốt hiện nay sẽ không kéo dài. Khi đó, lao động làm công ăn lương sẽ lại là những người chịu ảnh hưởng.

"Vẫn còn nhiều tòa nhà đang được hoàn thiện. Tôi không chắc chúng ta liệu có chứng kiến một vụ sập nào đó tại công trình xây dựng trong đêm hay không. Nhưng vòng 5 năm tới đó không phải một triển vọng tích cực, ông cho hay.

Những người lao động như ông Sarith và gia đình hy vọng rằng sự bùng nổ kéo dài đủ lâu để họ thực hiện ước mơ trở về nhà.

"Tôi muốn mua vài miếng đất để trồng trồng cây sẵn và các loại cây trồng khác", ông chia sẻ. "Khi có đủ tiền, chúng tôi sẽ về quê".

chọn
Bất động sản tuần qua (17/11 - 23/11): Các dự án lớn ở Đồng Nai đón tin mừng, Sun Group nhắm khu đô thị 28.000 tỷ
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng; Sun Group muốn làm hai khu đô thị hơn 28.000 tỷ ở Bắc Ninh; Hà Nội bỏ quy định UBND TP phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất; sắp xây Aeon Mall Hạ Long... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.