Trong thực tiễn thi hành pháp luật, thủ tục khám xét (khám người, khám đồ vật, khám nơi ở, nơi làm việc) được thực hiện theo cả hai trình tự: khám xét theo thủ tục hành chính và khám xét theo trình tự tố tụng hình sự.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Thế Anh/Người đưa tin). |
Khám xét theo thủ tục hành chính được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người vi phạm cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính hoặc địa điểm đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (điều 127, 128 và Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Khám xét theo thủ tục hành chính được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người vi phạm cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính hoặc địa điểm đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (điều 127, 128 và Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Những người sau đây có thẩm quyền quyết định khám xét theo thủ tục hành chính:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt...
- Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động,...
- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan; Đội trưởng Đội quản lý thị trường... (khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Tuy nhiên, trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì những chủ thể nói trên đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện hoạt động tố tụng hình sự được Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nhấn mạnh là việc không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư… của cá nhân, việc khám xét chỗ ở phải được thực hiện theo quy định.
Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc khám xét chỗ ở chỉ được thực hiện trong trường hợp:
- Có căn cứ để nhận định trong chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác liên quan đến vụ án;
- Việc khám xét chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
Theo đó, công an chỉ được khám xét chỗ ở khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
Ngoài việc phải đáp ứng điều kiện khám xét chỗ ở, công an khi tiến hành khám xét chỗ ở cần phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục sau:
Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.
Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về khám xét chỗ ở quy định:
- Khi khám xét phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến.
- Trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn vẫn tiến hành khám xét nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 2 người chứng kiến.
Lưu ý: Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc này được thực hiện trong những trường hợp sau:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Khi khám xét, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.
Việc khám xét dù theo trình tự hành chính hay tố tụng hình sự thì về cơ bản cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Trước khi khám phải thông báo hoặc đọc lệnh cho đối tượng bị khám biết.
- Đối với khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ.
- Đối với khám phương tiện, nơi ở, nơi làm việc) thì phải có mặt người chủ sở hữu hoặc người quản lý và có người chứng kiến. Trường hợp không có chủ sở hữu hoặc người quản lý thì việc khám vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.
- Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Việc khám phải được lập thành biên bản theo luật định.
Người có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 2 năm.
Trong trường hợp người khám xét lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt tù từ 1 năm - 5 năm.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi khám xét trái pháp luật còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
Công an Hà Nội khám xét nhà Hưng 'kính', 'trùm' bảo kê chợ Long Biên
Vào khoảng 19h30 tối 4/1, có rất nhiều người mặc cảnh phục đi vào nhà đối tượng Nguyễn Kim Hưng (tức “Hưng kính") “ông trùm" ... |
Khám xét nhà thanh niên trong một vụ trộm, công an đã phát hiện ra 'bí mật' động trời
Khi khám xét và thu giữ tang vật của vụ trộm, công an đã phát hiện thanh niên này chung sống với bé gái chưa ... |
Khám xét nhà giám đốc Ban quản lý dự án 'vòi' tiền doanh nghiệp
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện việc khám xét ... |