Cây hoa gạo là một loại cây được phân bố rộng rãi ở Châu Á và những vùng cận nhiệt đới Trung Hoa. Còn ở Việt Nam, vào mỗi dịp tháng 3, tháng 4 trên những nẻo đường rất dễ bắt gặp màu đỏ của cây hoa gạo, nhiều nhất là ở vùng nông thôn. Loài hoa này còn có những cái tên thật mỹ miều như hoa pơ - lang, hoa mộc miên, ban chi hoa….
Hoa gạo không chỉ là một loài hoa đẹp với sắc đỏ thắm mà còn rất tốt cho sức khỏe, được biết đến như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Hoa gạo chứa nhiều acid amin, pectin tanin, đường và nhiều nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, nhiều bộ phận của cây hoa gạo được sử dụng làm thuốc như hoa gạo, vỏ cây, rễ.
Hoa gạo có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát, tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu. Dân gian vẫn thường hái những bông hoa gạo lành lặn đem phơi hoặc sấy khô bằng lửa nhỏ cất vào lọ sành, đậy kín để dùng dần.
Theo BS Đông y Hoàng Khánh Toàn, vỏ cây hoa gạo cũng là loại thuốc quý. Vỏ thân cây hoa gạo có vị cay, tính bình, thường có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, hoạt huyết, tiêu phù.
Vỏ cây gạo thường được nấu làm trà uống, trị các chứng bệnh như viêm loét dạ dày mãn tính, đi lỏng, kiết lỵ, đau khóp cổ chân và đầu gối, viêm loét ngoài da, sưng tấy, ngã bị thương, chân bất toại…
Rễ cây hoa gạo vị ngọt, tính mát, có tác giải nhiệt, cầm máu, trị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, vết trẩy xước, băng huyết, băng se vết thương, tiêu chảy... Có thể sử dụng các bộ phận này khi còn tươi cũng như sau khi đã phơi khô.
Mặc dù việc sử dụng hoa gạo cũng như các bộ phận khác của hoa gạo làm thuốc là rất tốt nhưng các chuyên gia đông y khuyến cáo, trước khi sử dụng mọi người cũng nên có tư vấn của các bác sỹ để có liều lượng phù hợp với thể trạng, tận dụng được hiệu quả tốt nhất giá trị của loài hoa này.
Hoa tốt cho sức khỏe | |
Công dụng của loại quả ‘đến từ thiên đường’ | |
Về ngang một mùa hoa gạo! |