70 năm bản anh hùng ca mùa đông bất tử |
Một trong những công nghệ mới nổi, hiện đang được áp dụng có tên Bảo quản thi thể lạnh đông chờ ngày sống lại (Cryonic preservation).
Theo tờ Telegraph của Anh số ra ngày 18/11/2016, bé gái 14 tuổi, biệt danh JS người Anh, sau khi sống sót sau ca phẫu thuật ung thư não, đã tự nguyện “ngủ đông” bằng cách đóng băng giống như trong phim Captain America với hy vọng được đánh thức sau vài trăm năm nữa. Chuyện bắt đầu từ tháng 8/2005, JS được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hiếm gặp, phải điều trị dài ngày. Đến tháng 8/2016, bác sĩ xác định bệnh của JS hiện y học bó tay. Trước sự thật phũ phàng, JS đã đề nghị cha mẹ làm lạnh triệt để bản thân, “đóng băng” ở nhiệt độ cực thấp như trong phim Captain America với hi vọng khi nhân loại tìm ra cách trị ung thư sẽ giúp em sống lại. Do còn quá trẻ nên JS cần phải được cha mẹ chấp thuận mới có thể thể thực hiện ý nguyện táo bạo này.
Bé gái JS người Anh muốn được “ngủ đông” chờ chữa khỏi ung thư. |
Sau một thời gian dài bàn cãi, mọi người trong gia đình JS đã đồng ý ủng hộ và chấp nhận chi ra số tiền gần 46.000 USD (gần 1 tỉ VNĐ) để giúp em thực hiện ý nguyện, duy chỉ có người cha đã ly hôn của JS lại kịch liệt phản đối. Vì vậy, việc này phải nhờ tòa án phán quyết. Tuy Tòa án Dân sự Tối cao Anh đã đưa ra phán quyết, việc này mẹ của JS có toàn quyền quyết định song tòa vẫn lưu ý, hiện tại Anh chưa có khung pháp lý để kiểm soát về vấn đề đóng băng thi thể nên toà án không thể đưa ra các phán quyết cụ thể có liên quan được. Ngày 17/10/2016, JS trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở London. Sau đó, cơ thể của em đã được làm lạnh sâu tại Anh trước khi đưa tới bảo quản tại Cryonics Institute, 1 trong 3 cơ sở chuyên về làm lạnh triệt để duy nhất trên thế giới được đặt tại bang Michigan, Mỹ.
Trường hợp khác, chờ hồi sinh bằng kỹ thuật lạnh đông là bé gái 2 tuổi người Thái Lan, Matheryn Naovaratpong, người đã được đưa tới bảo quản tại Quỹ kéo dài cuộc sống Alcor (Alcor) Mỹ hồi tháng 4/2015. Naovaratpong được xem là người trẻ nhất thế giới xưa và nay có thể “bất tử” nhờ kỹ thuật lạnh đông, qua đời tháng Giêng 2015 khi mới được 2 tuổi 2 tháng do mắc bệnh u não trái, chuyên môn gọi là bệnh ependymoblastome, dạng ung thư não hiếm gặp, tỉ lệ sống được 5 năm khoảng 30%. Sau hơn một tháng điều trị triệt để, qua 12 lần phẫu thuật, 20 cua hóa xạ trị nhưng cuối cùng Matheryn vẫn không khỏi, qua đời ngày 8/1/2015 sau khi bị ngắt máy trợ khí.
Bé gái 2 tuổi người Thái Lan, Matheryn Naovaratpong hiện đang “ngủ đông” tại Quỹ Alcor, Mỹ. |
Vào thời điểm qua đời, 80% não trái của Matheryn bị liệt, làm cho nửa trái cơ thể bị bất động theo. Để giúp con có điều kiện hồi sinh, gia đình đã quyết định nhờ đến Quỹ Alcor bảo quản xác với hy vọng khi khoa học phát triển có thể mang lại sự sống hoặc ít ra cũng là cách giúp khoa học nghiên cứu tìm ra cách chữa các loại bệnh tương tự trong tương lai. Hợp đồng bảo quản xác Naovaratpong được ký ngay sau khi em ngưng thở vào lúc 6:18 phút tối, sau đó hoàn tất các thủ tục xuất cảnh, hải quan và xử lý não. Xác của Matheryn đã được đưa sang Quỹ Alcor ở bang Arizona Mỹ, bảo quản trong trạng thái tiềm sinh hoàn toàn (anabiosis).
Tiến sĩ Aaron Drake, phó giám đốc y khoa Alcor cho biết, Matheryn là thành viên trẻ nhất “ngủ đông “ tại Alcor, còn thành viên cao niên nhất 102 tuổi. Alcor là một trong những tổ chức có quy mô lớn nhất thế giới hiện nay áp dụng kỹ thuật lạnh đông để bảo vệ thi thể con người và động vật thông qua thủ thuật ngưng trệ sinh học (biostasis) phục vụ cho mục đích hồi sinh. Đến nay Alcor đã thực hiện hơn 130 ca bảo quản xác lạnh đông thành công, trong đó Matheryn là bệnh nhân mới nhất. Không ít trong số này là nhóm người giàu có, nổi tiếng như huyền thoại bóng chày Ted Williams.
Chi phí để trở thành thành viên “ngủ đông” của Alcor không hề rẻ, mỗi người mang một thẻ ID nhận dạng khẩn cấp. Chi phí bảo quản lạnh đông từ 80.000 USD (nếu thực hiện theo dịch vụ neuro, tức bảo quản não), cộng thêm 200.000 USD cho việc bảo quản cơ thể, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, chưa kể chi phí bảo trì 770 USD mỗi năm. Để giảm chi phí, Alcor khuyến cáo khách hàng tiềm năng nên mua bảo hiểm nhân thọ để trang trải các chi phí này.
Quy trình lạnh đông có thể tóm tắt ở 4 công đoạn chính dưới đây:
- Ngay sau khi bệnh nhân được bác sĩ xác nhận đã tử vong, nhóm tình nguyện viên của trung tâm ướp xác tiếp nhận thi hài và gắn thiết bị hô hấp tim vào thi hài để ngăn ngừa quá trình tự hoại. Sau khi tim ngừng đập 1 - 2 phút quy trình lạnh đông phải được tiến hành ngay.
- Thi thể có thể được làm lạnh đến 10 0C, kéo dài 2 - 3 giờ, sau đó máu được thay bằng dịch lạnh đông, dạng dịch chống đóng băng để ngăn ngừa quá trình hình thành băng trong cơ thể khi “ngủ đông”. Mỗi thùng lạnh đông của trung tâm bảo quản xác, như ở trung tâm Cryonic UK của Anh chứa được khoảng 4 thi thể.
- Trong 3 - 4 ngày tiếp theo, thi thể được đặt trong túi chứa chịu nước được làm lạnh từ từ xuống âm 700C bằng CO2, mà người ta quen gọi là đá khô.
- Thi thể chứa trong bình đá khô được bảo quản trong môi trường Nitơ lỏng, lạnh tới âm 1960C. Về nguyên lý, phương pháp lạnh đông này có thể chờ tới hàng trăm năm khi con người tìm được phương pháp chữa ung thư sẽ cho hồi lưu.
Xử lý xác người trước khi đưa vào lạnh đông triệt để. |
Triển vọng và trở ngại của kỹ thuật bảo quản xác lạnh đông
Theo ông Marji Klima, phát ngôn của Alcor, kỹ thuật bảo quản xác lạnh đông tương đối mới mẻ nên khách hàng đang tăng nhanh. Ban đầu nhiều người còn e ngại, thậm chí có cả những lời đồn thổi, kiện cáo nhưng nhờ các phương tiện truyền thông, dư luận hiểu thêm về công nghệ lẫn mục đích của dịch vụ. Thậm chí ở châu Âu còn xuất hiện những trào lưu quảng bá và ủng hộ cho kỹ thuật này, như một tổ chức có tên Siberia Mammoth của Anh, khuyến cáo những người có tiềm năng, mắc bệnh hiểm nghèo nên bảo quản xác để được hồi sinh chờ khoa học phát triển hoặc cũng là một cách hiến xác mang ý nghĩa nhân đạo, nhất là bảo quản các mô của những căn bệnh hiếm gặp sẽ giúp y học tìm ra giải pháp chữa bệnh trong tương lai. Ví dụ, với kỹ thuật in 3D, tương lai con người sẽ cho ra đời các bộ phận nội tạng hoặc nhờ kỹ thuật tế bào gốc, những căn bệnh nan y hiện chưa chữa được sẽ trở nên đơn giản hơn trong tương lai không xa.
Mặc dù đã có trên 130 người được bảo quản xác tại Alcor nhưng công nghệ này cũng đang gặp phải không ít trở ngại, kể cả rào cản pháp lý, đặc biệt là ở châu Âu. Về kỹ thuật, người ta lo ngại giải pháp chữa các căn bệnh đồng hành trong cơ thể người bệnh khi xác được rã đông, phục hồi các tổn thương do chính quá trình lạnh đông gây ra. Hay các hạt bong bóng khí trơ trong mạch máu khi nhiệt độ được nâng lên đến 0 độ C và cả nhưng sự cố chưa lường hết nếu hỗn hợp khí làm lạnh có thêm helium và các tạp chất khác. Người ta cũng đã tính đến việc ứng dụng công nghệ nano để sửa chữa các tế bào bị tổn thương do lạnh đông gây ra... Tất cả những trở ngại trên hiện đang từng bước được tháo gỡ và hy vọng kỹ thuật “ngủ đông” sẽ thỏa mãn phần nào giấc mơ cải lão hoàn đồng cũng như chữa các loại bệnh nan y mà hiện nay y học chưa tìm ra thuốc đặc trị.
Đây mới là quy trình ướp xác cầu kỳ của người Ai Cập | |
Điều gì sẽ xảy ra với thân thể người hiến xác cho nghiên cứu khoa học? |