Công nghệ Nhật Bản xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch đã áp dụng ở Quảng Ninh, Hải Phòng: Kết quả thế nào?

Theo tìm hiểu, công nghệ Nhật Bản thí điểm ở sông Tô Lịch đã xử lí ô nhiễm các hồ nước tại Quảng Ninh, Hải Phòng từ năm 2017.

Công nghệ Nhật Bản đang thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch. (Ảnh: Di Linh).

Thời gian gần đây, công nghệ Nano - Bioreactor đang gây nhiều chú ý của dư luận khi thí điểm xử lí ô nhiễm tại sông Tô Lịch (Hà Nội).

Theo đơn vị thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch (JVE), "tiền thân" của công nghệ trên là Bakture (Bioreactor thế hệ thứ 1) từng được áp dụng xử lí hồ ô nhiễm ở Hải Phòng từ 2 năm trước.

Cụ thể, ngày 17/5/2017, Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Hải Phòng (VUSTA Hải Phòng) phối hợp với Sở Xây dựng TP Hải Phòng triển khai ứng dụng công nghệ xử lí ô nhiễm nước do Nhật Bản tài trợ và thực hiện.

Theo JVE, sau khi tiến hành xử lí nước hồ Hạnh Phúc bằng công nghệ Bakture Nhật Bản, kết quả phân tích của Viện TN&MT Biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sau 1 ngày (18/5/2019) cho thấy các chỉ số quan trắc môi trường nước hồ đều giảm mạnh.

Cụ thể, chỉ tiêu COD giảm từ 93 mg/l xuống 67 mg/l (giảm 29%), BOD giảm từ 49,7 mg/l xuống còn 37,2 mg/l (giảm 26%), TSS giảm từ 126,5 mg/l xuống còn 81,1 mg/l (giảm 36%).

Sua lai-Hình 4

Chỉ số oxy hòa tan sau 2 năm xử lí ở hồ Hạnh Phúc.

Đáng chú ý là sau 1 tháng áp dụng công nghệ Bakture, kết quả phân tích chất lượng nước hồ cho kết quả các chỉ số chất lượng nước đã đạt các cột B1, A2, A1 của QCVN08.

Ngày 17/5/2019, sau 2 năm áp dụng công nghệ Bakture (2 năm không có bổ sung vật liệu Bakture) xử lí ô nhiễm hồ Hạnh Phúc, JVE phối hợp với Viện TN&MT Biển tiến hành lấy mẫu phân tích.

Kết quả cho thấy, tất cả các thông số chất lượng nước đều duy trì ổn định đáp ứng theo Qui chuẩn nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT; một số tiêu chuẩn còn đạt đến cột A1, như nồng độ oxy (DO) hòa tan duy trì ở mức cao 8.02 mg/l, các vi khuẩn gây bệnh trong nước như Ecoli, Coliform ở mức rất thấp và đạt cột A1 - tiêu chuẩn có thể dùng cho nước cấp sinh hoạt.

Theo đơn vị thí điểm, yếu tố tạo ra oxy "vô tận" nằm ở phát minh về khả năng tạo ra oxy từ nước, cung cấp oxy cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh bởi hoạt động của các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor không phải dùng điện.

Nước hồ Hùng Thắng sau xử lí trong, không còn bùn đen.

Được biết, công nghệ Nhật Bản cũng được áp dụng tại hồ Hùng Thắng (Quảng Ninh) từ ngày 22/8/2018.

Khoảng 1,5 tháng sau, kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc TN&MT (Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh) cho thấy các chỉ số được cải thiện rõ rệt.

Ví dụ, nồng độ oxy hòa tan (DO) đạt giá trị 5,45mg/l (tiệm cận cột A1 quy định ≥ 6 mg/l), TSS giảm từ 363 mg/l xuống còn 21,6 mg/l (giảm 16,8 lần, tiệm cận cột A1 quy định ≤ 20 mg/l), Coliform giảm từ 12x104 MPN xuống còn 3 MPN (giảm 40.000 lần, đạt cột A1 quy định ≤ 2500 mg/l)...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.