Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp sản xuất các loại bóng đèn, phích nước thường sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau trong quá trình sản xuất các sản phẩm.
Trong đó có bột amalgam dạng zeolite, một dạng hỗn hợp của thủy ngân (hợp kim của thủy ngân với kim loại khác) làm chất phát quang.
Về vụ cháy tại Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và lo ngại các loại hóa chất, thủy ngân bị cháy sẽ ảnh hưởng đến môi trường, theo lãnh đạo Cục Hóa chất, theo phản ứng hóa học, khi loại hóa chất và thủy ngân khi bị cháy sẽ phân tán trong không khí, ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ra sao cần dựa vào kết quả quan trắc môi trường của cơ quan chức năng.
Hiện tại Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đang tập trung công việc xử lí hậu quả vụ cháy và dự kiến ngày 3/9, Bộ TN&MT sẽ tổ chức cuộc họp liên ngành để làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ cháy cũng như những vấn đề về môi trường.
Trong thông báo mới nhất gửi đi ngày 29/8, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho biết. vụ cháy làm công ty ước thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng.
Trong đó, số lượng sản phẩm có thể ảnh hưởng đến môi trường ước tính hư hỏng là 480 nghìn đèn huỳnh quang, 2 triệu sản phẩm đèn tròn công xuất thấp, 1,6 triệu sản phẩm bóng đèn HQ compact.
Thông cáo của Công ty Rạng Đông cũng cho biết, các vật tư, nguyên vật liệu chính được công ty sử dụng để sản xuất bóng đèn huỳnh quang, CFL, đèn tròn gồm:
Bầu đèn CFL là bằng nhựa PC- đạt chứng chỉ UL, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người kể cả khi cháy; vỏ bóng đèn các loại làm bằng thủy tinh không chì (không có các hàm lượng kim loại nặng), đầu đèn làm bằng nhôm với công nghệ hàn dập không sử dụng thiếc hàn, dây tóc bằng wofram nên các khí thải không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đặc biệt, công ty đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sản xuất từ năm 2016.
Theo các tài liệu của Bộ Y tế, Amalgam còn có được biết đến là "trám bạc" vì có màu giống như mảnh bạc.
Amalgam từng được sử dụng rộng rãi trong ngành nha khoa ở Việt Nam và thành phần chính để tạo nên vật liệu hàn răng amalgam là thủy ngân (chiếm khoảng 50% - dạng lỏng), chỉ có 20-35% là bạc, còn lại là các kim loại khác như đồng, thiếc và kẽm.
Thủy ngân ở dạng Amalgam thường là thể rắn, khó phát tán, khó bay hơi và dễ thu hồi hơn dạng thủy ngân nguyên chất ở thể lỏng.
Theo Thông tư 58/2015 của liên bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế chất thải Amalgam được coi là một chất thải y tế nguy hại cần phải xử lí và tiêu hủy theo quy định để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe.
Còn theo Công ước Minamata về Thủy ngân là một công ước có phạm vi toàn cầu nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi tác động tiêu cực từ Thủy ngân, được Việt Nam tham gia kí kết vào ngày 4/10/2013 tại Nhật Bản.
Trong phụ lục A-II thuộc Công ước Minamata về Thủy ngân, amalgam thuộc danh mục cần được giảm thiểu.
Trong báo cáo về việc triển khai khắc phục sự cố môi trường, xảy ra tại vụ cháy kho xưởng sản xuất của Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông chiều 31/8, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho hay, kết quả quan trắc ban đầu không phát hiện nồng độ thủy ngân tại môi trường quanh vụ cháy.
Đô thị 20:43 | 12/11/2019
Đô thị 09:58 | 28/09/2019
Đô thị 20:00 | 20/09/2019
Đô thị 07:04 | 18/09/2019
Đô thị 17:59 | 17/09/2019
Đô thị 15:56 | 17/09/2019
Đô thị 09:27 | 16/09/2019
Nhà đất 09:08 | 16/09/2019