Sao 'ổ chứa' hóa chất Rạng Đông chưa di dời ra khỏi nội thành Hà Nội?

"Tại sao những cơ sở như Rạng Đông dù đã có trong kế hoạch di dời nhưng vẫn không làm, dẫn đến hậu quả như hiện nay?", chuyên gia môi trường đặt câu hỏi.

Vụ cháy Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông nhìn từ flycam Đến 20h30 ngày 28/9, cảnh sát PCCC đang phá tôn, kính để phun nước dập lửa bên trong. Lực lượng cứu hỏa đang được tăng cường khi lửa lan rộng hơn.

Sau nhiều công bố bất nhất về kết quả đánh giá môi trường khu vực xảy ra vụ cháy Công ty Rạng Đông, chiều 31/8, UBND quận Thanh Xuân đã ra thông báo kết luận tủ chứa hóa chất amalgam của nhà máy này không bị cháy. Các chỉ số thuỷ ngân, chì, kim loại nặng khác cũng nằm trong giới hạn cho phép.

Nhận định về kết quả này, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, khẳng định người dân quanh khu vực có thể tạm an tâm.

Tuy nhiên, nhìn từ vụ cháy của Công ty Rạng Đông, ông đề xuất TP Hà Nội cần có phương án giải quyết dài hạn để tránh bị động trong những vụ việc tương tự, đảm bảo an ninh môi trường cho người dân thủ đô.

Hà Nội phải rà soát toàn bộ "ổ chứa" hóa chất trong khu dân cư

Chia sẻ với Zing.vn, ông Sơn khẳng định các cơ sở lưu chứa và sử dụng hóa chất luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố với hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là các cơ sở hoạt động trong khu vực đông dân cư.

"Vấn đề trọng tâm ở đây là đảm bảo an ninh môi trường, một phần quan trọng trong an ninh quốc gia", chuyên gia này nhận định.

Sao 'ổ chứa' hóa chất Rạng Đông chưa di dời ra khỏi nội thành Hà Nội? - Ảnh 1.

Nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông nằm giữa khu dân cư đông đúc (Ảnh: Việt Linh).

Theo đó, để bảo đảm điều kiện sống và phát triển an toàn cho con người cũng như sinh vật, cách tốt nhất là di dời các nhà máy tương tự khỏi khu dân cư.

Trong trường hợp chưa thể di dời, cần hạn chế thấp nhất mọi sự cố có thể xảy ra với các cơ sở này bằng cơ chế kiểm tra, giám sát định kỳ từ phía cơ quan quản lý.

Song, vị chuyên gia thừa nhận đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi "dù làm chặt chẽ đến đâu cũng có xác suất rủi ro". Phương án dài hạn vẫn là khẩn trương di dời các cơ sở công nghiệp khỏi nội thành để đảm bảo an ninh môi trường cho người dân thủ đô.

Trao đổi với Zing.vn, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), đặt câu hỏi về lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp mà TP Hà Nội đã có kế hoạch từ năm 2015.

"Tại sao những cơ sở như Rạng Đông dù đã có trong kế hoạch di dời nhưng vẫn không làm, dẫn đến hậu quả như hiện nay? Và còn bao nhiêu cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao như Rạng Đông?", ông Nguyên đặt câu hỏi.

Sao 'ổ chứa' hóa chất Rạng Đông chưa di dời ra khỏi nội thành Hà Nội? - Ảnh 2.

Vụ cháy ở Công ty Rạng Đông là lời cảnh báo về những cơ sở sản xuất nằm xen lẫn khu dân cư (Ảnh: Phạm Thắng).

Theo kế hoạch, đến năm 2020, TP sẽ di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội đô. Thế nhưng sau 7 năm triển khai, công tác này vẫn gần như "giẫm chân tại chỗ".

Dấu hiệu nhiễm độc có thể xuất hiện sau vài tháng

Dù khẳng định người dân có thể tạm yên tâm với kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường, vị chuyên gia nhận định thành phố vẫn cần tiếp tục theo dõi khu vực này thêm một thời gian nữa.

Lấy ví dụ về thảm họa tràn dầu lớn nhất lịch sử vịnh Mexico năm 2010, chuyên gia này cho biết một số hóa chất được phun xuống biển khi đó đã theo hơi nước bốc lên, mây kéo theo hóa chất độc hại này bay vào đất liền.

Kiểm tra sau đó cho thấy các khu dân cư trong bán kính hàng chục km cũng bị ảnh hưởng bởi hóa chất này.

Sao 'ổ chứa' hóa chất Rạng Đông chưa di dời ra khỏi nội thành Hà Nội? - Ảnh 3.

Các đoàn quan trắc của Sở TNMT Hà Nội, Bộ TNMT làm việc tại nơi xảy ra vụ cháy hôm 30/8 (Ảnh: Hồng Quang).

"Ngoài quan trắc thực trạng đất, nước, không khí xung quanh, còn cần theo dõi cả sức khỏe người dân. Các biểu hiện ảnh hưởng có thể không xuất hiện ngay sau sự cố mà phải vài tháng sau", ông Sơn nói thêm.

Để xem xét trách nhiệm của Công ty Rạng Đông, ông Sơn cho rằng "không thể vội vàng quy kết" mà cần so sánh dữ liệu nền của khu vực này trước và sau vụ cháy. Từ đó, phân tích các thông số chênh lệch để kết luận trách nhiệm của đơn vị này.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.