Cuộc đời vua sòng bạc Macao, người đàn ông 'có mọi thứ' từ thế chiến thứ II

Stanley Ho Hung-sun (Hà Hồng Sân), người biến Macao trở thành thánh địa cờ bạc của thế giới, đã qua đời ở tuổi 98 trong tuần này. Ông để lại một khối tài sản kếch xù được cho là có trị giá lên tới 14,9 tỉ USD.

Có tiền, địa vị xã hội, gia đình và những người bạn tốt nhưng ít ai biết Stanley Ho giàu lên nhờ việc kinh doanh trong thời chiến, chịu nhiều sự chỉ trích từ Trung Quốc vì có quan hệ với người Nhật. Nhưng tất cả những điều ông làm chỉ hướng tới một mục đích duy nhất là không để người dân Macao bị chết đói.

"Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền từ cuộc chiến" 

Sinh năm 1921, Ho phải trải qua một biến cố lớn khi cha ông trốn sang Sài Gòn vì kinh doanh thất bại vào cuối những năm 1920, khiến cho gia đình không còn một xu dính túi. Không lâu sau, Đại chiến thế giới II nổ ra.

Sau cuộc tấn công tới Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941, Anh và Mỹ đã tuyên chiến với Nhật Bản. Quân đội Nhật xâm chiếm thuộc địa Hong Kong của Anh, tại nơi đây, bất chấp sự kháng cự quyết liệt, thành phố đã sụp đổ vào đúng ngày lễ Giáng Sinh.

Ho khi đó từng làm cai ngục không kích, ông đã tự vứt bỏ đồng phục của mình vì sợ bị xử tử khi Hong Kong nằm dưới sự thống trị của Nhật Bản. Ông hồi tưởng lại trong cuốn sách của Jill McGivering có tựa đề "Macau Remembers".

Stanley Ho  - Ảnh 1.

Ngài Robert Hotung, thứ hai bên phải, cùng gia đình chụp ảnh trước ngôi nhà tại Hong Kong của họ. (Ảnh: CNN)

Nhưng không chịu giống như hàng ngàn người chết vì đói, trong trận chiến hay dưới ách thống trị, Ho có lựa chọn riêng cho mình.

Những năm 40 của thế kỉ 20, người chú tuyệt vời của ông, ngài Robert Hotung, một nhà tư sản mại bản Á - Âu giàu có, lúc ấy đang sống ở Macao, đã mời Ho, khi đó 20 tuổi, cùng kinh doanh với ông tại thuộc địa Bồ Đào Nha, nơi rất nhiều cơ hội kiếm tiền đang chờ đợi.

Vào những năm 1990, Ho nói với nhà sử học Philip Snow, người đã viết một cuốn sách về sự sụp đổ của Hong Kong và sự chiếm đóng của Nhật Bản, rằng: "Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền từ cuộc thế chiến".

Đây là cách ông ấy đã làm điều đó.

Macao: Thành phố hòa bình trong Đại chiến Thế giới II

Đầu những năm 1940, trong khi phần lớn lãnh thổ Trung Quốc đặt dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, thì Macao lại ở một vị thế có lợi hơn.

Vào thời điểm đó, Macao là một lãnh thổ thuộc địa của Vương quốc Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha lúc này vẫn trung lập trong chiến tranh cho đến tận năm 1944, nên Macao cũng được coi là một lãnh thổ trung lập. Khi đó, Macao được quản lí bởi Thống đốc Bồ Đào Nha Gabriel Maurício Teixeira, và một Tiến sĩ bí ẩn tên Pedro Jose Lobo, được gọi là Tiến sĩ Lobo.

Tuy nhiên, Nhật Bản kiểm soát biển và cảng xung quanh Macao. Vì thế, Macao phải hợp tác với người Nhật để cho phép thực phẩm và đồ tiếp tế ra vào thuộc địa. Đối với Teixeira và Lobo, đó là một sự cân bằng tinh tế giữa việc giữ gìn sự toàn vẹn trung lập của lãnh thổ và tránh hợp tác công khai với người Nhật.

Những điều kiện thời chiến ở Macao rất khó khăn. Nguồn cung lương thực khan hiếm, lạm phát tràn lan, và thuộc địa này cũng phải đối phó với số lượng người tị nạn tới từ Trung Quốc và châu Âu ngày càng tăng. Nạn buôn lậu và chợ đen phát triển mạnh.

Stanley Ho  - Ảnh 2.

Quân đội Nhật diễu hành trên con phố Hong Kong năm 1941. (Ảnh: CNN)

Để giải quyết vấn đề này, Lobo đã tạo ra Công ty Hợp tác xã Macao (CCM) và hỏi Ngài Robert Hotung, nếu biết ai đó mà ông có thể tin tưởng để làm Thư kí của công ty.

Ngài Robert đã đề xuất Ho.

CCM được cho là tổ chức quan trọng nhất ở Macao trong thời chiến, bởi nó cung cấp nguồn cung thực phẩm cho toàn thuộc địa. Vai trò chính là giữ cho Macao sống lại cả về mặt kinh tế, có đủ thực phẩm và cân bằng mối quan hệ tinh tế với người Nhật.

Công ty này thuộc sở hữu của Lobo, các gia đình Bồ Đào Nha giàu có nhất của Macao và Quân đội Nhật Bản với tỉ lệ ba phần đều nhau.

Ho hiểu rõ cơ cấu của tổ chức này khi tham gia làm Thư kí.

Trong một cuộc phỏng vấn với Simon Holberton của hãng tin Financial Times hơn nửa thế kỉ sau, Ho cho biết: "Tôi phụ trách một hệ thống trao đổi, giúp chính phủ Macao trao đổi máy móc và thiết bị với người Nhật để lấy gạo, đường, các loại đậu".

"Lúc đó tôi là một quan chức bán chính phủ. Tôi là người trung gian."

Stanley Ho - ông vua dầu hỏa

Với tư cách là thư kí của CMM, Ho được Lobo ủy quyền để giữ Macao có được miếng ăn, bằng cách trao đổi bất cứ thứ gì mà hòn đảo này phải cung cấp.

Đây không phải là công việc bàn giấy. Ho phải thường xuyên di chuyển bằng thuyền với các khoản thanh toán, để nhận hàng và đưa chúng trở lại Macao. Công việc của Ho đòi hỏi ông phải thân thiết với chính quyền Bồ Đào Nha, quân đội Nhật Bản, các băng đảng bộ ba và các phe phái khác nhau của Trung Quốc.

Trong hồi kí của mình, Ho nhớ lại rằng nhiệm vụ đầu tiên, cấp bách nhất của ông là phải học tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Nhật, vì công việc của ông là trao đổi hàng hóa giữa hai bên.

Làm trung gian trao đổi hàng hóa trong thời chiến cũng không phải là việc dễ dàng gì. Việc chở gạo, rau, đậu, bột mì, đường và các hàng hóa khác giữa Liên bang Đông Dương và Macao, dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc và quanh đảo Hải Nam, cũng đồng nghĩa với việc thuyền của ông luôn phải tránh các băng nhóm cướp biển muốn lấy vàng khi thuyền đi và hàng hóa trên đường về.

Stanley Ho  - Ảnh 3.

Đường bờ biển Macao năm 1941. (Ảnh: CNN)

Người theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc hay bất kì ai đều muốn bảo đảm nguồn cung hàng hóa hoặc tiền mặt cho chính họ, vì thế nhiều người coi các hoạt động của CCM là hợp tác với kẻ thù.

Trong khoảng thời gian này, Ho đã mở một nhà máy dầu hỏa khi nguồn cung nhiên liệu trong cộng đồng đang bị cạn kiệt, theo lời của Joe Studwell, người đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các cộng sự của gia đình nhà họ Ho cho cuốn sách của mình với tựa đề "Asian Godfathers".

Đến cuối cuộc chiến, do lo ngại Nhật sẽ chiếm đóng hoàn toàn Macao và sử dụng nơi này làm căn cứ để bảo vệ miền nam Trung Quốc và Hong Kong, Mỹ ném bom trạm xăng dầu của Macao vào đầu năm 1945, để cắt đứt cung mặt hàng này cho lực lượng hải quân và không quân Nhật Bản.

Cuộc tấn công đã quét sạch nguồn cung dầu hỏa duy nhất của Macao, sự kiện này tình cờ lại khiến Ho trở thành người rất quan trọng với hoạt động vận hành của Macao và cực kì giàu có.

Những tranh cãi xung quanh việc hợp tác với quân Nhật

Sau chiến tranh, Ho phải đối mặt với những lời chỉ trích, rằng ông đã hợp tác với người Nhật.

Nhưng tính trung lập trong thời chiến của Macao luôn chịu ảnh hưởng của Nhật Bản, đặc biệt là sau khi Hong Kong sụp đổ. Tới năm 1943, khi Tokyo yêu cầu các cố vấn Nhật Bản tới giám sát Macao, một chế độ bảo hộ chính thức của Nhật Bản đã được thiết lập trên hòn đảo này. Việc giao tiếp là điều không thể tránh khỏi. 

Tuy nhiên, chính phủ theo Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc coi các giao dịch kinh doanh của Ho và CMM là sự phản bội và ủng hộ cuộc chiến với Nhật Bản.

Stanley Ho  - Ảnh 4.

Stanley Ho đã tích lũy được cả một gia tài vào cuối Thế chiến II. Hình ảnh từ năm 1971. (Ảnh: CNN)

Theo lời kể của ông, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng bắt giữ Ho, nhưng cảnh sát thuộc địa Bồ Đào Nha đã bảo vệ ông. Cho cuối năm 1945, Ho đã là một nhân vật cực kì quan trọng đối với nền kinh tế Macao, đến nỗi chính quyền Bồ Đào Nha khó lòng có thể giao ông cho Trung Quốc.

Để bảo vệ mình, Ho đã viết rằng khi được hỏi tại sao ông nên làm việc với người Nhật bất chấp việc họ đối xử không tốt với người Trung Quốc, Ho trả lời rằng "đó là một mệnh lệnh của chính phủ Bồ Đào Nha" và rằng "không có thức ăn, người Macao sẽ chết đói".

Người đàn ông có mọi thứ sau chiến tranh

Vào cuối Thế chiến II năm 1945, Stanley Ho đã đạt được 4 điều quan trọng:

Điều đầu tiên, ông đã củng cố mối quan hệ lâu dài với Lobo, ông chủ phi chính thức vĩ đại của Macao. Hai là, vào năm 1942, ông đã kết hôn với con gái của một gia đình Bồ Đào Nha giàu có. Cuộc hôn nhân này đã cho ông sự bảo vệ và vị thế trong xã hội.

Thứ ba, ông đã tích lũy được cả một gia tài và là một triệu phú vào sinh nhật lần thứ 24 của mình. Và điều cuối cùng, ông đã thành lập doanh nghiệp kinh doanh gạo, dầu hỏa và xây dựng.

Trong vài tuần kể từ khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8/1945, Ho đã trở lại Hong Kong để đầu tư chiến lược, chẳng hạn như mua một chiếc thuyền để bắt đầu dịch vụ kinh doanh phà đầu tiên sau thời chiến tranh, để khách hàng qua lại giữa hai thuộc địa.

Ông có tiền, vị thế xã hội, gia đình và những người bạn tốt ở những vị trí hữu ích.

Ông đã chuẩn bị tất cả để làm mới Macao và đầu tư lớn vào Hong Kong sau chiến tranh. Trong hồi kí của mình về thời kì này, Ho viết: "Macao là một thiên đường trong chiến tranh".

Như nhiều người nói, Ho đã có một cuộc chiến tuyệt vời.

chọn
Hoàng Huy vượt mục tiêu lãi năm sau 9 tháng nhờ dự án New City và H1 Commerce
Lũy kế 9 tháng năm tài chính 2024 (1/4 - 31/12/2024), doanh thu thuần Hoàng Huy đạt 3.808 tỷ đồng và lãi sau thuế 867 tỷ đồng, lần lượt tương ứng 152% và 108% kế hoạch cả năm.