'Cuộc phiêu lưu' từ Ấn Độ tới Việt Nam của giám đốc tài chính Momo

Bà Manisha Shah từng có 25 năm kinh nghiệm trong ngành tại JP Morgan, Morgan Stanley, Vodafone và các tổ chức như Ngân hàng thế giới.

Ở Việt Nam, thói quen dùng tiền mặt vẫn rất phổ biến, với khoảng 90% giao dịch thông qua phương thức này, theo báo cáo của Standard Chatered (năm 2019). Tuy nhiên, với xu thế phi tiền mặt trên thế giới, ví điện tử đang là một trong những công cụ phổ biến dần tại Việt Nam với 34 tổ chức phi ngân hàng đăng kí cung cấp dịch vụ.

Trong các báo cáo ngành, Momo luôn là một trong những ví điện tử phổ biến tại Việt Nam. Mới đây, Momo đã tuyên bố chạm mốc 20 triệu người dùng, tương đương 21% dân số bản địa. Đầu năm 2020, công ty chủ quản của ví điện tử cũng đã huy động 100 triệu USD từ Warburg Pincus.

Giám đốc tài chính Momo chia sẻ hành trình từ Ấn Độ tới Việt Nam làm việc - Ảnh 1.

Bà Manisha Shah, giám đốc tài chính Momo. (Ảnh: Momo).

Mặc dù hoạt động tại thị trường Việt Nam, nhưng giám đốc tài chính của Momo lại là một người Ấn Độ, bà Manisha Shah. Sau khi tốt nghiệp trường Kinh doanh Harvard, bà Shah từng làm việc tại JP Morgan, Morgan Stanley, Vodafone và các tổ chức như Ngân hàng thế giới trong 25 năm.

Mới đây, KrAsia đã phỏng vấn độc quyền bà Manisha Shah.

PV: Xin bà hãy chia sẻ một chút về bản thân và hành trình bắt đầu tại Momo.

Manisha Shah: Tôi gặp chồng tôi khi quay về Ấn Độ và sống 7 năm tại Chennai, miền Đông Ấn Độ. Khi cả hai đang suy nghĩ về con đường tiếp theo, anh ấy được điều chuyển tới Việt Nam và chúng tôi cùng tới đây. Với một con nhỏ và không có bạn bè, tôi bắt đầu xây dựng mạng lưới sau tháng đầu tiên tới Việt Nam.

Tôi bắt đầu tiếp cận với tất cả mọi người, kể cả các cựu sinh viên. Một trong số những người trả lời mail tôi đầu tiên là nhà đầu tư tại Momo. Lúc đó tôi chỉ hiểu rằng Momo là một công ty muốn thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt bằng các giải pháp tài chính. Đó là một tầm nhìn lớn khiến tôi cuốn hút.

Tôi không do dự khi cơ hội đến, và đã nói chuyện với chủ tịch cũng như các nhà đầu tư, lãnh đạo cấp cao tại công ty. Tôi cảm thấy tin tưởng và thoải mái khi làm việc với họ.

PV: Quan điểm quản trị của bà thế nào?

Manisha Shah: Phong cách của tôi luôn cải tiến theo thời gian. Còn phong cách quản trị của tôi là trực tiếp. Một người lãnh đạo trực tiếp, có thể mạnh mẽ nhưng vẫn rất tốt bụng.  Tôi cố gắng ghi nhớ các nhân viên của mình và tin tưởng họ. Ai cũng có thể mắc sai lầm và tôi có thể bỏ qua. Tuy nhiên đừng lặp lại lỗi đó lần kế tiếp.

Vì không thể sử dụng tiếng Việt nên tôi phải ủy quyền nhiều việc, và thực tế ấy khiến tôi phải học hỏi, phát triển khả năng đánh giá trước khi giao việc. Tôi cố gắng phát huy thế mạnh và thuê những người giỏi ở các lĩnh vực tôi ít hiểu biết hơn. Trong một số việc, tôi làm rất chi tiết, đặc biệt là với các dự án mới và khi làm việc với các nhà đầu tư.

PV: Là một phụ nữ, bà có cảm thấy thách thức gì không khi thị trường fintech chịu sự dẫn dắt của đàn ông?

Manisha Shah: Tôi tự hào khi lực lượng lao động của chúng tôi có 50% phụ nữ. Tuy nhiên ở cấp quản lí, công ty vẫn cần nhiều nhà lãnh đạo nữ hơn. Dẫu vậy, so với các công việc trước đây, đây là một trong những công ty chịu sự chi phối của nam giới ở mức thấp nhất.

Khó khăn lớn nhất là việc tôi không thể giao tiếp thoải mái như tôi muốn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cấp cao đều trao đổi với tôi bằng tiếng Anh. Với mỗi khó khăn về giao tiếp mà tôi gặp phải, mọi người đều cố gắng tạo ra thay đổi.

PV: Kể tử khi ra mắt năm 2012, Momo đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Bà có ngạc nhiên trước bước tiến này?

Manisha Shah: Tôi cảm thấy ngạc nhiên, và bắt đầu tìm hiểu lí do khiến công ty thành công. Nếu nhìn vào đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là những người đã gắn bó với công ty từ những ngày đầu, nhiều người trong số họ từng có thời gian học tập và làm việc thành công tại nước ngoài. Tất cả đều muốn đẩy bản thân ra khỏi khu vực an toàn.

Giám đốc tài chính Momo chia sẻ hành trình từ Ấn Độ tới Việt Nam làm việc - Ảnh 2.

Momo chạm mốc 20 triệu người dùng. (Ảnh: Momo).

Khi Momo bắt đầu, Việt Nam không có kì lân công nghệ nào. Trọng tâm của công ty cũng không phải là xây dựng một kì lân. Thay vào đó, công ty muốn mọi người có thể tiếp cận các giải pháp tài chính thông qua ứng dụng di động.

PV: Tầm nhìn trong 5 năm tới của Momo ra sao? 

Manisha Shah: Đầu tháng 9, chúng tôi chạm mốc 20 triệu người dùng. Thật ngạc nhiên khi rất nhiều người tin tưởng dịch vụ của chúng tôi. Momo đã phát triển một trò chơi tương tác với bạn bè và người dùng ứng dụng. Khía cạnh xã hội của ứng dụng đã được phát triển rất nhiều.

Ở góc độ người dùng, tôi muốn Momo trở thành điều đầu tiên khi mọi người nghĩ đến lúc thanh toán. Bất cứ lúc nào dùng điện thoại, từ đặt vé du lịch, thanh toán hóa đơn điện nước và trường học, mua sắm trực tuyến, mua hàng tạp hóa, xem đánh giá phim, nhận đồ ăn được giao, tìm giá tốt cho spa hoặc nhà hàng, hoặc thậm gửi tiền cho bạn bè, người dân đều có thể thực hiện trên chiếc smartphone.

Một trong những giám đốc điều hành của chúng tôi cho biết tại Mỹ ở những năm 90, mọi người ra khỏi nhà và không mang tiền mặt. Ông ấy muốn điều ấy lặp lại tại Việt Nam. Chúng tôi cũng vậy, mong muốn người dân Việt có thể sử dụng điện thoại di động để xử lí toàn bộ công việc.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.