Cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm bị truy tố 3 tội danh

13h30 chiều ngày 27/2, phiên xét xử sơ thẩm Hà Văn Thắm, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cùng 47 đồng phạm tiếp tục diễn ra tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội.

16h50: Tòa nghỉ, ngày mai (28/2) HĐXX sẽ tiếp tục công bố phần tiếp theo của cáo trạng.

16h00: Theo cáo trạng, trong vụ án này, cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm bị truy tố 3 tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý làm trái quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Bị cáo Hà Văn Thắm trong phiên xét xử chiều ngày 27/2 tại TAND TP Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình)

Trong hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng, cơ quan tố tụng làm rõ đối với khoản vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung. Trần Văn Bình – Công ty Trung Dung là lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên pháp nhân công ty đứng ra ký vay tiền 500 tỷ đồng. Tài sản cầm cố là số cổ phần ảo của Trần Văn Bình tại Công ty Trung Dung. Số còn lại là tài sản của bà Hứa Thị Phấn và những người liên quan. Cơ quan tố tụng cho biết, số tiền thiệt hại của hành vi này là hơn 343 tỷ đồng.

Liên quan hành vi này, các bị cáo bị quy kết trách nhiệm hình sự như: Hà Văn Thắm, Nguyễn Văn Hoàn – cựu Phó TGĐ Oceanbank. Bị cáo Hoàn giữ vai trò giúp sức tích cực.

Một số người liên quan như Phạm Công Danh, Trần Văn Bình đã được xem xét trong đại án kinh tế tại Ngân hàng VNCB.

Hai hành vi liên quan đến tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là: Hành vi lập khống 9 hồ sơ vay 137 tỷ đồng tại Oceanbank – Phòng giao dịch Đào Duy Anh, Chi nhánh Hà Nội và hành vi cho 8 khách hàng vay gồm: Công ty BSC Việt Nam, Công ty CP Đầu tư và tư vấn tài chính Liên Việt, Công ty CP Nam Định… không bị xem xét hình sự trong phiên tòa này do thời hạn điều tra đã hết và sẽ tiếp tục được điều tra trong giai đoạn hai của vụ án này.

Đối với tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo cơ quan tố tụng, các bị cáo đã có hành vi đề ra chủ trương và triển khai, chỉ đạo thực hiện thu phí của khách hàng vay vốn và mua ngoại tệ tại Oceanbank để dùng chi tiền lãi ngoài hợp đồng tiền gửi cho vốn huy động từ Tập đoàn Dầu khí cho Nguyễn Xuân Sơn – cựu TGĐ Oceanbank.

Ở hành vi này, các bị cáo đã thông qua công ty sân sau của cựu Chủ tịch Oceanbank – Công ty CP BSC Việt Nam thực hiện hợp đồng dịch vụ, thu phí đối với các khách hàng vay vốn. Ngoài ra còn thực hiện hành vi cho vay cao hơn giá niêm yết đối với những khách hàng không có đủ điều kiện vay tiền ngân hàng….

Số tiền thu phí dịch vụ vay tiền thông qua Công ty BSC Việt Nam gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền gần 69 tỷ đồng. Số tiền này được cơ quan tố tụng xác định để sử dụng mục đích vụ lợi cho Nguyễn Xuân Sơn.

Trong hành vi này, các bị cáo liên quan gồm: Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thị Minh Thu – cựu Phó TGĐ, Phạm Hoàng Giang – cựu TGĐ Công ty BSC…

15h30:

Đại diện VKSND TP Hà Nội tiếp tục công bố bản cáo trạng truy tố Hà Văn Thắm và các đồng phạm.

15h10: Hơn 1.000 tỷ tiền Nhà nước "bốc hơi" trong đại án Oceanbank

Theo cáo trạng, Tập đoàn dầu khí Việt Nam có góp vốn Nhà nước vào Oceanbank 20% cổ phần, tương đương 800 tỷ đồng, đến nay không có khả năng thu hồi do Ocean bank đã bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.

Như vậy, đơn vị này bị lỗ số tiền góp vốn. Ngoài ra, công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà cũng góp 266 tỷ đồng (tương đương 6,65% cổ phần) đến nay cũng không có khả năng thu hồi. Theo cơ quan điều tra, cần làm rõ vấn đề này. Tuy nhiên, do thời hạn điều tra đã hết, cơ quan điều tra đã tách nhóm hành vi này để tiếp tục điều tra xử lý sau.

15h00: PVN bị mất trắng 800 tỷ đồng

Bản cáo trạng xác định, Thắm cho Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Trung Dung (công ty do Phạm Công Danh - Chủ tịch HĐQT ngân hàng Xây dựng VNCB - thành lập và thuê người đứng tên giám đốc) vay 500 tỷ đồng để trả nợ cho việc mua cổ phần của nhóm Hứa Thị Phấn tại ngân hàng TMCP Đại Tín. Việc cho vay này đã vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, cho vay không đảm bảo, vượt quá giới hạn quy định, các tài sản đảm bảo khoản vay không có thật, thậm chí không có tài sản.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Các bị cáo đứng nghe Đại diện VKS công bố bản cáo trạng. (Ảnh chụp màn hình tại TAND TP Hà Nội)

Theo đó, năm 2012, Ngân hàng nhà nước (NHNN) chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Muốn thâu tóm các ngân hàng này, Thắm gặp Phấn (đại diện nhóm cổ đông ngân hàng TMCP Đại Tín) gây sức ép, buộc Phấn phải chuyển cổ phần cho mình. Đến tháng 2/2012, Phấn ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84.9% vốn điều lệ của Đại Tín cho Hà Văn Thắm với giá hơn 4.400 tỷ đồng. Sau đó, Thắm cho người vào quản lý Đại Tín nhưng không trả tiền, không cơ cấu tài sản của Phấn và cá nhân liên quan.

Biết được sự việc, Phấn đe dọa Thắm sẽ lấy lại cổ phần bán cho người khác nên Thắm liền chuyển nhượng lại số cổ phần trên cho Phạm Công Danh với giá 800 tỷ đồng. Việc giao dịch của bộ ba Thắm – Danh – Phấn nếu không thực hiện được sẽ không thể thanh khoản khiến NHNN tiếp tục sáp nhập Đại Tín vào ngân hàng khác. Do đó, cả ba thống nhất để ngân hàng Oceanbank sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng và thế chấp bằng tài sản của Phấn.

Sau đó, Danh và Thắm thống nhất lấy tư cách pháp nhân của Công ty Trung Dung để thực hiện việc này. Số tiền này Danh sẽ chuyển lại để tất toán 5 hợp đồng vay của nhóm Phấn tại Đại Tín đồng thời ghi nhận việc Danh trả tiền mua cổ phần Đại Tín.

Bên cạnh đó, để huy động vốn của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ông Thắm đồng ý chi tiền ngoài hợp đồng tiền gửi cho Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank. Thắm và Sơn đã bàn bạc, thống nhất đề ra chủ trương “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty CP BSC và triển khai tổ chức thực hiện, dẫn đến thiệt hại cho OceanBank và khách hàng hơn 70 tỷ đồng.

Ngoài ra, Thắm còn chỉ đạo, thống nhất với lãnh đạo OceanBank về chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động đối với khách hàng gửi tiền tại đây, vượt trần huy động đối với khách hàng gửi tiền tại OceanBank số tiền hơn 985 tỷ đồng. Liên quan vụ việc, PVN cũng đầu tư vào Ocean Bank 800 tỷ đồng, chiếm 20% tổng vốn của ngân hàng (4.000 tỷ đồng). Việc này được thực hiện dưới thời của cựu chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn. Khi Ocean Bank được Ngân hàng Nhà nước mua với giá 0 đồng, PVN mất trắng 800 tỷ.

14h50:

Bản cáo trạng của VKSNDTC cho thấy, Công ty cổ phần BSC Việt Nam (Công ty BSC) là Công ty của Hà Văn Thắm, được thành lập vào ngày 10/1/2008 với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, trong đó có 5 cổ đông do Thắm nhờ đứng tên, không có vốn góp và mọi hoạt động của công ty này đều do Thắm chỉ đạo và quyết định.

Đến ngày 16/12/2008, Công ty BSC thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3, Hoàng Thị Hồng Tứ - Thư ký HĐQT OceanBank được Thắm nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT và đại diện trước pháp luật; Hồ Vĩnh Hoàng (em vợ Thắm…) và Lê thị Ánh Tuyết (Chánh văn phòng HĐQT OceanBank) là các cổ đông mới của công ty.

Theo lời khai của bà Tứ, bà chỉ là người đại diện chứ không được chỉ đạo, điều hành hay nhận lương của Công ty BSC, trong thời gian làm việc bà Tứ có ký một số hợp đồng dịch vụ khách hàng trong hoàn cảnh: các hợp đồng đã được đánh máy, ghi người đại diện BSC là Hoàng Thị Hồng Tứ và khách hàng ký trước rồi chuyển về Công ty BSC.

Cơ quan điều tra cho rằng, bà Hồ Thị Quỳnh Nga (vợ Thắm), bà Bùi Thị Cẩm Vân (mẹ vợ Thắm), ông Hồ Vĩnh Hoàng (em vợ Thắm) và bà Hoàng Thị Hồng Tứ được Thắm cho đứng tên cổ đông, Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc một số công ty sân sau của Thắm, giúp cho Thắm và đồng bọn sử dụng pháp nhân để thực hiện các hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, chưa phát hiện tài liệu chứng cứ chứng minh yếu tố chủ quan của các ông bà này có dùng ý chí và giúp sức cho hành vi phạm tội của Thắm. Những người này cũng không được Thắm bàn bạc hoặc cho hưởng lợi ích vật chất gì. Vì vậy, cơ quan điều tra đề nghị không xem xét trách nhiệm của những người này.

14h30:

Vào tháng 5/2014, để có tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Nguyễn Thị Lan Hương, Thư ký HĐQT lập khống 24 hợp đồng chuyển nhượng căn hộ của Dự án StarCity Westlake giữa 9 cá nhân do Hà Văn Thắm chỉ định với Công ty Viptour – Togi làm chủ đầu tư (Hà Văn Thắm Chủ tịch HĐQT Oceanbank kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) là cổ đông lớn).

Sau đó Thắm chỉ đạo Nguyễn Thị Dung là người được Thắm thuê làm Phó tổng giám đốc CTCP Viptour – Togi ký vào các hồ sơ khống này. Đồng thời chỉ đạo Nguyễn Việt Hà, Giám đốc PGD Đào Duy Anh thực hiện thẩm định cho vay.

Đến ngày 29/5/2014, theo chỉ đạo của Thắm, Nguyễn Việt Hà giao Trần Trung Kiên – Trưởng Phòng và cán bộ tín dụng Nguyễn Anh Tuấn lập báo cáo thẩm định đề nghị duyệt cho vay.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay, Nguyễn Anh Tuấn không liên hệ với khách hàng, không thẩm định khả năng tài chính, không định giá tài sản đảm bảo khoản vay mà đã lập 9 tờ trình thẩm định đề xuất duyệt cho vay đối với 9 khách hàng cá nhân, trình Trần Trung Kiên và Nguyễn Việt Hà ký, trình Hội sở xét duyệt khoản vay. Bất chấp hồ sơ bị Phòng thẩm định cá nhân của Oceanbank trả lại do không đủ điều kiện, Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn vẫn đồng ý cho vay.

Cùng ngày, Phòng giao dịch Đào Duy Anh đã ký 9 hợp đồng tín dụng và 137,89 tỷ đồng đã được giải ngân. Tiền về tài khoản của Viptour – Togi, sau đó Hà Văn Thắm để trả nợ cho các khoản vay khác của Thắm.

Hiện tại, OceanBank đã thu hồi hơn 26 tỷ đồng tiền gốc và 1,53 tỷ đồng tiền lãi phạt do 2 cá nhân đã tự thanh lý, chuyển trả. Công ty Viptour - Togi đã chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng 111,84 tỷ đồng để trả tiền nợ gốc. Như vậy số tiền nợ gốc của khoản vay nói trên đã được thu hồi.

Liên quan đến khoản vay này có Hà Văn Thắm, Nguyễn Việt Hà, Trần Trung Kiên và Nguyễn Anh Tuấn. Do thời hạn điều tra đã hết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định tách ra để tiếp tục điều tra, xử lý hành vi vi phạm này trong giai đoạn II của vụ án cùng với 1 số khoản vay có dấu hiệu vi phạm khác.

Theo nội dung bản cáo trạng tuy tố, đầu năm 2012, NHNN có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các Ngân hàng TMCP yếu kém. Do muốn thâu tóm một số Ngân hàng TMCP về OceanBank nên Hà Văn Thắm đến gặp bà Hứa Thị Phấn, cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông ngân hàng TMCP Đại Tín để đặt vấn đề chuyển giao lại ngân hàng Đại Tín cho Thắm.

Thắm gây sức ép bằng việc đưa ra những sai phạm trong quá trình quản trị, điều hành của HĐQT và việc vay vốn của bà Phấn tại ngân hàng Đại Tín... để yêu cầu bà này phải chuyển nhượng cổ phần ngân hàng Đại Tín.

Ngày 23/2/2012, bà Phấn giao cho cháu là Ngô Kim Huệ, thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín, đại diện cho nhóm cổ đông của bà Phấn ký Hợp đồng kinh tế với Thắm để bán hơn 254 cổ phần, (tương đương hơn 84% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín) với tổng giá trị theo hợp đồng là hơn 4.000 tỷ đồng.

Kèm theo đó là việc kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản đảm bảo từ các khoản vay khoảng hơn 3,5 ngàn tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ đồng và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn tại ngân hàng TMCP Đại Tín. Sau khi ký hợp đồng, Thắm cho người vào quản lý Ngân hàng Đại Tín để chuẩn bị các thủ tục sáp nhập vào OceanBank, nhưng không thực hiện việc thanh toán số tiền hơn 4.000 tỷ đồng cho bà Phấn, cũng như xử lý cơ cấu lại số cổ phần, chuyển nhượng lại cho người khác.

Sau đó, Phấn đồng ý và ký Hợp đồng kinh tế (HĐKT) với Thắm để bán hơn 254 triệu cổ phần (tương đương 84,92% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín) với tổng giá trị theo hợp đồng là hơn 4 tỷ đồng, kèm theo việc thừa kế toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản đảm bảo từ các khoản vay khoảng 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ đồng và một số nghĩa vụ khác của Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

Biết có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa Phấn và nhóm khách hàng tại Ngân hàng Đại tín nên Thắm đã chuyển nhượng lại Ngân hàng Đại Tín cho Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Tập đoàn Thiên Thanh). Danh đồng ý mua lại nên ngày 9/10/2012, Phấn ký hợp đồng chuyển nhượng hơn 252 triệu cổ hần Ngân hàng Đại Tín cho Danh với tổng giá trị 4.619,610 triệu đồng. Sau đó, Danh đã làm thủ tục đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.

Giữa tháng 11/2012, Thắm - Danh và Phấn bàn bạc và đưa đến thống nhất việc Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng từ OceanBank và thế chấp bằng tài sản của Phấn với tài sản đảm bảo không đủ điều kiện để Danh tất toán 5 hợp đồng vay của nhóm Phấn tại Ngân hàng Đại Tín, đồng thời được ghi nhận vào việc Danh trả tiền mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín.

Đến ngày 23/11/2012, OceanBank đã giải ngân 500 tỷ vào tài khoản của công ty Trung Dung tại Vietcombank chi nhánh Phú Thọ TP.HCM, sau đó chuyển tới tài khoản của công ty Trung Dung tại Ngân hàng Xây dựng. Sau khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh đã làm thủ tục đổi tên thành ngân hàng Xây Dựng, nhưng Danh không thanh toán số tiền hơn 4.000 tỷ đồng như Hợp đồng đã ký với bà Phấn và cũng chưa trả cho Thắm 800 tỷ đồng theo thỏa thuận.

14h20: HĐXX kết thúc phần thủ tục chuyển sang phần thẩm vấn các bị cáo.

Do bản cáo trạng dài 135 trang nên nếu như có bị cáo nào mệt, sức khỏe yếu thì có thể xin phép HĐXX được ngồi nghe bản cáo trạng.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Đại diện VKSND TP Hà Nội công bố nội dung bản cáo trạng.

14h10: Kết thúc phần thủ tục tại phiên tòa, HĐXX chuyển sang phần giải thích quyền và nghĩa vụ của các bị cáo và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Những người có quyền và nghĩa vụ liên quan nghe HĐXX giải thích quyền và nghĩa vụ của mình. (Ảnh Nguyễn Trường)

Trong vụ án này chủ tọa phiên tòa là hai Thẩm phán ông Trần Nam Hà - Trịnh Đình Toàn.

14h00: HĐXX cho biết, đã triệu tập hơn 300 người liên quan đến công ty BSC. Tuy nhiên mới có hơn 20 người tới dự tòa và một vài người có đơn xin xét xử vắng mặt. Số lượng những người vắng mặt HĐXX sẽ rà soát lại và sẽ xem xét triệu tập bổ sung. Nếu cần thiết sẽ đề nghị CQĐT áp dụng lệnh áp giải tới tòa

13h30: TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank) và 47 đồng phạm.

HĐXX đề nghị các đương sự xuất trình giấy ủy quyền bản chính chứ không phải bản photo công chứng như một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan cung cấp lên bàn thư ký như trong phiên xử sáng nay.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tươi cười trước khi bước vào phòng xử án. (Ảnh Chí Hiếu)

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962 – cựu TGĐ Oceanbank) – là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng Oceanbank không có vẻ căng thẳng hay suy tư gì so với các nữ bị cáo đồng phạm khóc nức nở tại tòa sáng nay. Bị cáo cười tươi khi nhìn thấy người quen trước khi vào phòng xử án.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danhtruc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Các bị cáo được đưa tới khu tiến hành tố tụng để tạm nghỉ. (Ảnh Chí Hiếu)

11h25: Phiên tòa tạm nghỉ, kết phúc phiên làm việc buổi sáng.

HĐXX đề nghị các bị cáo tại ngoại cần có mặt đúng 13h30 chiều nay (27/2) nếu không sẽ ra quyết định bắt để đưa tới xét xử.

10h54: HĐXX tiếp tục kiểm tra căn cước, lý lịch của các đương sự, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đồng thời, đề nghị các đương sự xuất trình đầy đủ các giấy triệu tập - giấy ủy quyền lên bàn thư ký.

10h45: Phạm Công Danh phát biểu tại tòa.

10h40: Trả lời HĐXX, Đại diện giám định tư pháp Ngân hàng nhà nước là ông Đỗ Anh Quân - tổ trưởng tổ giám định theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có mặt tại tòa.

Trả lời HĐXX, đại diện của công ty Trung Dung là ông Trần Văn Bình (SN 1966 - đang bị điều tra trong vụ án khác) cho biết bản thân không biết việc công ty Trung Dung còn hoạt động hay không và ai là người đại diện.

Ngày 9/9/2016, sau gần hai tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM tuyên phạt ông Phạm Công Danh (52 tuổi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam) mức án 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt bị cáo phải nhận 30 năm tù.

Tại tòa, đại diện VKS cho rằng, bà Hứa Thị Phấn có dấu hiệu lừa đảo để chiếm đoạt tiền trong quá trình mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín. Do đó, VKS đề nghị khởi tố tại tòa đối với bà Phấn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Bà Vũ Thị Hương Thảo - Công ty Luật Hoa Thảo và công sự - Đoàn Luật sư TP Hà Nội. (Ảnh Chí Hiếu)

Bà Vũ Thị Hương Thảo - Công ty Luật Hoa Thảo và công sự - Đoàn Luật sư TP Hà Nội là đại diện được ủy quyền tới tham dự phiên tòa cho Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

Bà Ngô Kim Oanh được ủy quyền tới tham dự phiên tòa thay cho bà Hứa Thị Phấn và nhóm gia đình của bà Phấn cựu Giám đốc Ngân hàng Đại Tín

10h36: HĐXX vẫn đang tiếp tục kiểm tra căn cước của các bị cáo khác. Trong vụ án này, Hà Văn Thắm được xác định là chủ mưu, các bị cáo khác liên quan gồm các chi nhánh OceanBank từ Hà Nội đến Cà Mau đều có mặt tại tòa.

10h05: Bị cáo Phạm Công Danh - người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án OceanBank) đã có mặt tại phiên xét xử được triệu tập đến phiên tòa.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Phạm Công Danh (bị án vụ VNCB - người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án OceanBank) đã có mặt tại phiên xét xử. (Ảnh Chí Hiếu)

Trước đó, TAND TP Hà Nội đã triệu tập, đồng thời cơ quan chức năng đã di lý Phạm Công Danh – Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) –Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh ra phiên tòa xét xử đại án kinh tế tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank).

Cựu Chủ tịch VNCB liên quan đến Hà Văn Thắm trong việc chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn.

Trong phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại VNCB (trước đây là Ngân hàng Đại Tín), Phạm Công Danh nhận mức án 30 năm tù giam.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, khi biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chủ trương tái cơ cấu và sát nhập các Ngân hàng TMCP yếu kém nên Thắm đã gặp Hứa Thị Phấn đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng TMCP Đại Tín (Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại Ngân hàng Đại Tín cho Thắm.

Sau đó, Phấn đồng ý và ký Hợp đồng kinh tế (HĐKT) với Thắm để bán hơn 254 triệu cổ phần (tương đương 84,92% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín) với tổng giá trị theo hợp đồng là hơn 4 tỷ đồng, kèm theo việc thừa kế toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản đảm bảo từ các khoản vay khoảng 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ đồng và một số nghĩa vụ khác của Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

Biết có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa Phấn và nhóm khách hàng tại Ngân hàng Đại tín nên Hà Văn Thắm đã chuyển nhượng lại Ngân hàng Đại Tín cho Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Tập đoàn Thiên Thanh).

Danh đồng ý mua lại nên ngày 9/10/2012, Phấn ký hợp đồng chuyển nhượng hơn 252 triệu cổ hần Ngân hàng Đại Tín cho Danh với tổng giá trị 4.619,610 triệu đồng. Sau đó, Danh đã làm thủ tục đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.

Giữa tháng 11/2012, Thắm - Danh và Phấn bàn bạc và đưa đến thống nhất việc Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng từ OceanBank và thế chấp bằng tài sản của Phấn với tài sản đảm bảo không đủ điều kiện để Danh tất toán 5 hợp đồng vay của nhóm Phấn tại Ngân hàng Đại Tín, đồng thời được ghi nhận vào việc Danh trả tiền mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín.

Đến ngày 23/11/2012, OceanBank đã giải ngân 500 tỷ vào tài khoản của công ty Trung Dung tại Vietcombank chi nhánh Phú Thọ TP.HCM, sau đó chuyển tới tài khoản của công ty Trung Dung tại Ngân hàng Xây dựng.

Theo bản cáo trạng truy tố, tổng giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ đồng của công ty Trung Dung tại thời điểm giải ngân là gần 70,8 tỷ đồng và tại thời điểm hiện nay là hơn 156 tỷ. Trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được định giá thì khoản vay của công ty Trung Dung còn thiệt hại hơn 343 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính hơn 201 tỷ tiền lãi tại thời điểm 21/10/2014 (trong đó hơn 81 tỷ tiền lãi quá hạn, 16,8 tỷ tiền phạt quá hạn và hơn 103,7 tỷ đồng phạt gốc quá hạn).

Sự lụi bại của Ngân hàng Đại Tín sau này là VNCB kéo theo việc Phạm Công Danh đứng trước vành móng ngựa với các tội danh: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho hay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. NH VNCB sau đó cũng được NHNN mua lại với giá trị 0 đồng.

9h54: Các nữ bị cáo khóc nức nở tại phiên tòa

Sau khi HĐXX kiểm tra căn cước, lý lịch của các bị cáo. Hầu hết các bị cáo nữ có mặt tại phiên tòa đều khóc nức nở.

HĐXX đã liên tục phải động viên và nhắc nhở các bị cáo bình tĩnh.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Bị cáo Lê Thị Thu Thủy - SN 1977 nguyên phó TGĐ OceanBank. (Ảnh Chí Hiếu)
truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Bị cáo Nguyễn Minh Thu khóc tại tòa. (Ảnh Chí Hiếu)

9h35: Sau khi đọc quyết định đình chỉ đối với bị cáo Minh Phương, HĐXX đã chuyển sang phần xét hỏi đối với Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương tại phiên tòa. (Ảnh Chí Hiếu)

HĐXX thực hiện kiểm tra lý lịch từng bị cáo. Đồng thời, Chủ tọa đề nghị các lực lượng cán bộ tư pháp tháo còng tay cho tất cả các bị cáo. Bị cáo Nguyễn Minh Thu khóc nức nở khi HĐXX kiểm tra lý lịch. Nguyễn Minh Thu trông tiều tụy hơn trước lúc bị bắt ngày 26/1/2015. Chủ tọa liên tục động viên bị cáo Thu giữ bình tĩnh.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) – cựu TGĐ Oceanbank – là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng.

9h25: HĐXX tiếp tục làm việc.

Sau khi hội ý, chủ tọa phiên tòa Thẩm phán Trần Nam Hà nhận thấy một số đề nghị triệu tập thêm những người có liên quan HĐXX sẽ xem xét việc triệu tập bổ sung.

Về bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương do mổ và điều trị nhiều lần nên quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị cáo này.

Chủ tọa đọc lệnh tạm đình chỉ xét xử đối với bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương. Nguyên nhân đình chỉ là do bị cáo bị bệnh hiểm nghèo, theo bản giám định pháp y thì bị cáo đang điều trị tại khoa ung bướu tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bị cáo Phương bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Khoản 3 Điều 165 BLHS.

9h13: Sau khi có đề nghị từ Luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương, HĐXX tạm thời vào hội ý.

9h00: Theo diễn biến tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương (SN 1975 - nguyên phó TGĐ OceanBank) không có mặt tại tòa vì đang điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Bạch Mai. Chủ tọa phiên tòa cho biết, ngày 24/2 vừa qua phía Bệnh viện Bạch Mai đã thông tin sức khỏe của bị cáo yếu và không thể tham gia phiên tòa.

Theo đó, Luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương đề nghị HĐXX triệu tập Hà Minh Nguyệt - Trần Đức Chính - Nguyễn Tuấn Hùng. Đồng thời đề nghị HĐXX tạm đình chỉ xét xử đối với bị cáo Nguyễn Thị Minh hương.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Hàng chục cơ quan báo chí đã có mặt tại tòa để theo dõi phiên xét xử đại án OceanBank. (Ảnh Chí Hiếu)

8h47: HĐXX bắt đầu vào phiên làm việc. Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Trần Nam Hà đọc công bố đưa vụ án ra xét xử.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Trần Nam Hà đọc công bố đưa vụ án ra xét xử. (Ảnh chụp màn hình tivi tại phiên tòa)

Sau khi điểm danh, HĐXX nhận thấy một số người có quyền và nghĩa liên quan vắng mặt tại tòa, HĐXX sẽ triệu tập vào ngày xét xử vào ngày 6/3.

Theo HĐXX, cơ quan chức năng đã triệu tập 109 người về 3 tội danh Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

8h20: Thư ký phiên tòa điểm danh những người được triệu tập tham dự phiên sơ thẩm. Hà Văn Thắm nhìn gầy hơn so với trước khi bị bắt còn Nguyễn Xuân Sơn thì dường như tóc đã bạc trắng sau những ngày bị tạm giam.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Hà Văn Thắm nhìn gầy hơn so với trước khi bị bắt còn Nguyễn Xuân Sơn thì dường như tóc đã bạc trắng sau những ngày bị tạm giam. (Hà Văn Thắm ngồi hàng đầu bên phải và Nguyễn Xuân Sơn tóc trắng ngồi hàng ghế đầu bên trái). (Ảnh chụp màn hình tivi)
truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Kiểm tra an ninh vô cùng chặt chẽ đối với những người tham dự phiên tòa. (Ảnh Chí Hiếu)

8h15: Sẽ triệu tập gần 600 đương sự liên quan đến vụ án

Theo thông tin ban đầu, vụ án này, tòa sẽ triệu tập gần 600 đương sự liên quan đến vụ án, có hơn 60 luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Bảo vệ tòa án cấp thẻ ra vào cơ quan cho những người tới tham dự phiên tòa. (Ảnh Chí Hiếu)

Nội dung vụ án thể hiện, trong quá trình làm Chủ tịch Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm là thuộc cấp tại ngân hàng có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước. Bên cạnh đó, các vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm và thuộc cấp góp phần gây thiệt hại của ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.

Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Hà Văn Thắm là chủ mưu, cầm đầu. Ngoài Hà Văn Thắm bị truy tố, 47 bị cáo còn lại chủ yếu là lãnh đạo tại hội sở ngân hàng và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống, lãnh đạo Công ty BSC.

Trong các bị cáo phải hầu tòa còn có Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) – cựu TGĐ Oceanbank – là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng.

Với 3 tội danh đều bị truy tố theo khoản 3 Bộ luật hình sự, Hà Văn Thắm đối mặt mức án cao nhất 30 năm tù giam.

8h00: Tại TAND TP Hà Nội, rất đông người dân và người có liên quan đến vụ án đã có mặt.

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh
Từ sáng sớm, rất đông người có liên quan đến vụ án đã có mặt tại TAND TP Hà Nội. (Ảnh Chí Hiếu)

truc tiep cuu chu tich oceanbank ha van tham bi truy to 3 toi danh

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.