Đa phần bệnh nhân đột quỵ bỏ lỡ giờ vàng do nhập viện muộn

Tại Hà Tĩnh, 90% bệnh nhân đến viện khi đã qua giờ vàng (sau 3 giờ), hậu quả để lại di chứng tàn phế suốt đời hoặc bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 6 người trong chúng ta thì có một người nguy cơ sẽ bị đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200 ngàn người bị đột quỵ và tỉ lệ này có khuynh hướng ngày càng gia tăng.

Tại Hà Tĩnh, mặc dù chưa có số liệu thống kê trong toàn tỉnh, nhưng theo báo cáo của Bệnh viện đa khoa tỉnh, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận 1.200 đến 1.300 người đột quỵ; vào thời điểm này tại Khoa Cấp cứu chống độc, mỗi ngày khoa tiếp nhận 10 ca đột quỵ, có ngày lên đến 20 ca, thường gặp nhiều ở bệnh nhân xuất huyết não và nhồi máu não. Trong đó có đến 90% bệnh nhân đến viện khi đã qua giờ vàng (sau 3 giờ), nên hậu quả để lại di chứng tàn phế suốt đời hoặc bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay hầu hết người dân, đặc biệt tại nông thôn thiếu kiến thức về bệnh đột quỵ, nhất là về nguyên nhân, các dấu hiệu của đột quỵ, đặc biệt là "giờ vàng" trong điều trị đột quỵ, nên khi bệnh nhân có các dấu hiệu đột quỵ nhưng người nhà không đưa đến bệnh viện kịp thời mà tự ý điều trị ở nhà, không đỡ mới đưa đến viện, lúc đó tình trạng bệnh nặng hơn, khó điều trị.

da phan benh nhan dot quy bo lo gio vang do nhap vien muon
Bác sĩ Nguyễn Xuân Thái, Phó khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh khám cho bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện

Bệnh nhân Nguyễn Đình Vị, 63 tuổi, ở xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh là một trong rất nhiều bệnh nhân bị đột quỵ đến điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh khi đã qua giờ vàng, ông Vị đến trong tình trạng liệt nửa người, nhồi máu não, mặc dù được các bác sĩ nhiệt tình cứu chữa nhưng do đến muộn nên chỉ cứu sống được song phải chịu cảnh tàn phế suốt đời.

Người nhà ông Vị cho biết: "buổi chiều thấy ông ăn uống bình thường, nhưng đến 11h đêm ông mới đổ bệnh, nói không ra lời, một nữa người không cử động được. Lúc đó tôi xoa, bóp, quạt than sưởi ấm cho ông, đợi đến sáng mới gọi con cái đến đưa ông tới bệnh viện. Đến đây tôi thấy các bác sĩ nhiệt tình cứa chữa nhưng do đến muộn nên não đã bị tổn thương nặng, phải chịu cảnh tàn phế suốt đời. Tôi hối hận lắm, nếu biết trước thì lúc đó đã đưa ông đi cấp cứu rồi, không phải chịu cảnh tàn phế như bây giờ".

Có một số bệnh nhân đến viện muộn mất đi cơ hội vàng điều trị là do người thân tự ý cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, đến khi bệnh nặng lên mới đưa đến bệnh viện. Bác sĩ Nguyễn Xuân Thái, Phó khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "trong trường hợp bệnh nhân đột quỵ, việc sơ cứu tại nhà rất quan trọng, nhưng hiện nay có đến 100% người chưa biết cách sơ cứu tại nhà cho bệnh nhân trước khi đến bệnh viện hoặc có làm nhưng không đúng phương pháp.

Trầm trọng hơn chúng tôi thường gặp mỗi năm có khoảng 20 ca trước khi đến viện người nhà đã chích đầu các ngón tay và có từ 200 đến 300 ca trước khi đến viện người nhà đã cho dùng thuốc "an cung hoàn". Thuốc này chỉ truyền miệng nhưng không có bằng chứng khoa học, vì thế bệnh nhân bị chảy máu não trầm trọng hơn, nhiều trường hợp đã không qua được cơn nguy kịch. Còn một số ca thì chỉ cứu sống nhưng phải chịu cảnh tàn phế suốt đời".

Trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người già trên 60 tuổi, nhưng thời gian gần đây đột quỵ có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Trong số bệnh nhân đột quỵ đến điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh thì có từ 30 đến 40% ca dưới 60 tuổi. Tuy nhiên, lớp trẻ thường chủ quan với bệnh này.

Bác sĩ Thái cho biết thêm: sau đột quỵ, cứ một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi, vì thế với bệnh nhân đột quỵ, thời gian là vàng nên khi thấy có một trong các dấu hiệu sau: tê nửa người, một tay hoặc nửa mặt; yếu (hoặc động tác vụng về, cảm giác nặng nề) nửa người, một tay hoặc nửa mặt; nói khó hoặc khó hiểu lời nói; nhìn mờ hoặc mù; chống mặt hoặc mất thăng bằng; đau đầu một cách bất thường(có thẻ kèm nôn và buồn nôn); méo miệng, thì cần nhanh chống gọi cấp cứu 115, không nên trì hoãn và nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị chuyên sâu trong vòng ít nhất 3 giờ đầu để được điều trị tối ưu.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi tại nhà, người thân có thể tiến hành sơ cứu bằng cách: đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, có thể nằm gối cao 30-45 độ; nới rộng quần áo thông thoáng, quan sát xem bệnh nhân thở như thế nào, màu da như thế nào. Nếu bệnh nhân có ngừng tim thì phải cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi sự hỗ trợ của người xung quanh.

Trường hợp bệnh nhân có nôn thì nên xoay mặt, nghiêng người bệnh nhân sang một bên tránh để nuốt chất nôn và gây sặc.

Nếu bệnh nhân lên cơn co giật cần đảm bảo đường thở cho bệnh nhân, dùng các dụng cụ tại nhà như đũa, thìa quấn vải đặt ngang miệng bệnh nhân, tránh để cắn vào lưỡi. Đặc biệt lưu ý không đưa các thức ăn đồ uống gì vào bệnh nhân dễ gây sặc.

Nguyên nhân của bệnh đột quỵ não là do: tăng huyết áp, các bệnh lý về tim, rối loạn lipid máu. Ngoài ra, đột quỹ não gây ra ở bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, nghiện thuốc lá, rượu bia và ít hoạt động thể lực. Vào mùa lạnh đột quỵ tăng nhiều, vì thế để tránh bị đột quỵ trong thời tiết lạnh giá, người dân cần giữ ấm, tránh để cơ thể lạnh đột ngột; khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, đường máu; thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, kiêng bia rượu, luyện tập thể dục, thể thao đều đặn, tránh béo phì; thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế đạm, giảm muối.

Đối với bệnh nhân được cứu sống sau đột quỵ não, ngoài thực hiện các khuyến cáo trên cần uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ, không bỏ thuốc đột ngột để phòng tránh tái phát đột quỵ não.

Bác sĩ Thái cũng nhấn mạnh: hiện nay trên toàn tỉnh chỉ có duy nhất Bệnh viện tỉnh mới có khả năng điều trị cho bệnh nhân đột quỵ não, nhưng với trường hợp đến trước 3 giờ đầu (từ khi bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ cho đến khi nhập viện) thì khả năng phục hồi cao, giảm các di chứng tàn phế.

Năm 2017, bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ áp dụng kỹ thuật lấy huyết khối qua đường động mạch và can thiệp nội mạch. Kỹ thuật này sẽ tăng tiêu chuẩn giờ vàng lên 6 giờ, tạo cơ hội sống, giảm di chứng tàn phế cho nhiều bệnh nhân.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.