Ngày 15/4, một clip với tiêu đề "người đàn ông đột quỵ giữa trời nắng nóng" được đăng tải lên mạng xã hội facebook.
Sau 5 ngày được đăng tải, clip trên vẫn tiếp tục được hàng ngàn người xem và chia sẻ để cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi đi lại, lao động giữa trời nắng nóng gay gắt ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh nước ta.
Video: Người đàn ông đột quỵ giữa trời nắng nóng ở sài gòn.
Clip người đàn ông đột quỵ giữa trời nắng nóng ở sài gòn. (Nguồn clip: Facebook Phuc Truong).
Theo thông tin người dùng facebook có tên Phuc Truong đăng tải thì người đàn ông chạy xích lô trong clip đột nhiên ngã vật ra đường, nằm im, giữa nắng nóng do đột quỵ. Sự việc này xảy ra ở Sài Gòn.
Hiện, nguyên nhân thực sự khiến người đàn ông chạy xích lô ngã vật và nằm lịm trên vỉa hè giữa trời nắng chang chang là do đâu chưa được làm sáng tỏ. Nhưng những cảnh báo về bệnh đột quỵ mà cư dân mạng chia sẻ vẫn rất hữu ích, vì thời tiết nắng nóng cực điểm ở Hà Nội, TP HCM và nhiều tỉnh thành nước ta hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến người bình thường bị đột quỵ, tái biến...
Người đàn ông chạy xích lô đột nhiên ngã vật ra đường nằm im giữa trời nắng nóng. (Ảnh chụp clip).
Bác sĩ Nguyễn Xuân Tú, công tác tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, thời tiết nắng nóng sẽ gây trở ngại lớn, đặc biệt với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường…
Theo bác sĩ Tú, thời tiết nắng nóng, tình trạng mất nước thông qua việc đổ mồ hôi của cơ thể dễ dẫn đến sự lồi lõm của mạch máu, độ kết dính trong máu tăng cao hình thành các cục máu đông - nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong đột ngột do đột quỵ.
Với người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính về huyết áp, tim mạch, nhất là người cao tuổi, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột trong thời tiết nóng nực mùa hè (đang đi ngoài trời nóng về vào phòng điều hòa luôn hoặc ngược lại…) cũng làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau các bệnh lí về tim mạch tại Việt Nam. Dưới tình hình nắng nóng, bức bốt kéo dài ở Hà Nội và Sài Gòn những ngày này tỉ lệ người tử vong vì đột quỵ tăng cao hơn nhiều và trở thành nỗi ám ảnh với người dân.
Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương ở nước ta nắng nóng cực điểm sẽ làm nguy cơ đột quỵ tăng cao. (Ảnh minh họa).
PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng cấp cứu 1, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) từng thông tin trên báo chí mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), hơn 50% tử vong và 90% số người sống sót gặp di chứng về thần kinh và vận động.
Tỉ lệ tử vong do đột quỵ hàng năm còn nhiều hơn số người chết do 3 căn bệnh: AIDS, lao và sốt rét cộng lại.
Xem thêm: Cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ
Bệnh nhân đột quỵ thường xuất hiện triệu chứng đột ngột như: Đột ngột hôn mê, mất ý thức, mất thăng bằng, không phối hợp động tác...
Khi chúng ta nghi ngờ một người nào đó bị đột quỵ có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ tay lên. Nếu họ không giữ được thăng bằng thì cần chuẩn bị sơ cứu ngay lập tức. Ngoài ra, bệnh nhân lúc nào cũng không thể huýt sáo khi được yêu cầu, không thể nói hoặc nói bị méo tiếng, mặt méo,…
Ngoài ra, trong những ngày nắng nóng người có nguy cơ đột quỵ có thể xuất hiện các dấu hiệu như đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân; đột ngột choáng, xây xẩm chóng mặt, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói; đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân... Đó đề là những biểu hiện tiền đột quỵ (tai biến thoáng qua).
Bệnh nhân đột quỵ thường xuất hiện triệu chứng đột ngột khó dự phòng trước. (Ảnh: Heathy)
Những biểu hiện này giống với tình trạng say nắng nên rất khó để phát hiện và thường dễ gây nhầm lẫn. Chính vì thế khi đi lại, làm việc dưới trời nắng nóng cực điểm những ngày này, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu kể trên cần nghĩ ngay tới nguy cơ bạn bị đột quỵ để đi khám và chữa bệnh kịp thời.
Trong những ngày nắng nóng bạn nên loại bỏ bớt những thói quen dưới đây để giảm nguy cơ đột quỵ.
Uống nước đá sau khi đi nắng về: Nhiều người có thói quen uống nước đá lạnh ngay sau đi ngoài trời nắng về mà không biết rằng việc này không khiến cơ thể hết khát mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, sốt, viêm họng, cảm lạnh. Do vậy nên ngồi nghỉ một lúc để cơ thể bớt nóng rồi mới uống nước đá hoặc các đồ uống lạnh.
Ra ngoài khi nắng nóng cực điểm: Hiện nay Hà Nội, Sài Gòn đang nằm trong những ngày nắng nóng kỉ lục đầu hè. Vì vậy khoảng thời gian từ 11-15h nên hạn chế ra ngoài bởi bởi thời điểm này nắng nóng gay gắt cơ thể dễ mất nước, có thể dẫn đến tình trạng say nắng, đột quỵ.
Tắm ngay sau khi vừa đi ngoài nắng về tăng nguy cơ đột quỵ. (Ảnh: Ngày nay).
Tắm ngay khi vừa đi ngoài nắng về: Sau khi bạn đi lại, làm việc ngoài trời nắng cơ thể thường tiết ra nhiều mồ hôi nếu tắm ngay sẽ khiến thân nhiệt thay đổi đột ngột dẫn đến đột quỵ. Nếu muốn tắm, bạn nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, hong khô mồ hồi trước khi tắm.
Tập thể dục ngoài trời nắng: Việc tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời gay gắt khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Buổi nên tập từ 5-6h30, buổi chiều từ 18h-19h, hoặc chuyển sang đi bộ vào 20h ở những địa điểm rộng rãi, có cây xanh.
Bật quạt thổi thẳng vào người: Thói quen này sẽ khiến tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, gây đau đầu, toàn thân bứt rứt… Thậm chí, bạn có thể bị trúng gió, hội chứng vai gáy…
Bật điều hòa quá lạnh: Sự thay đổi đột ngột từ môi trường có nhiệt độ cao sang nơi quá thấp sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt và choáng váng. Việc ở trong môi trường có nhiệt độ thấp mồ hôi khó bốc hơi nên dễ ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh, đột quỵ.