Căn bệnh nào là kẻ giết người thầm lặng và nguy hiểm số một hiện nay? | |
Em bé bị di chứng do đột quỵ từ khi còn trong bụng mẹ | |
Cảnh báo 'cái chết đột ngột' đang ngày càng trẻ hoá |
Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến người già, trẻ nhỏ rất dễ đổ bệnh. |
Tại Bệnh viện Tim Hà Nội trong những ngày nắng nóng gay gắt đầu hè này, lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch nhập viện chưa có nhiều biến động. Tuy nhiên, đã ghi nhận nhưng trường hợp bị tai biến, đột quỵ nặng do nguyên nhân thời tiết.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Tú, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Tim Hà Nội, mấy ngày gần đây, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 40-50 ca bệnh nặng như suy tim, viêm phổi, tai biến mạch máu não… Có trường hợp, bệnh nhân vừa mới được xuất viện đã lại phải tái nhập viện do khó thở, mất nước.
Bác sĩ Tú cho biết, thời tiết mát, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch sẽ ổn định hơn. Ngược lại, thời tiết nắng nóng lại gây trở ngại lớn, đặc biệt với người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường…
Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng, tình trạng mất nước thông qua việc đổ mồ hôi của cơ thể dễ dẫn đến sự lồi lõm của mạch máu, độ kết dính trong máu tăng cao hình thành các cục máu đông - nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong vì đột quỵ.
Với người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính về huyết áp, tim mạch, nhất là người cao tuổi, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột trong thời tiết nóng nực mùa hè (đang đi ngoài trời nóng về vào phòng điều hòa luôn hoặc ngược lại…) cũng làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, vào những ngày thời tiết nắng nóng, người cao tuổi cần uống nước thường xuyên, bổ sung thêm hoa quả để đủ lượng vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, cần tránh ra nắng trong khoảng từ 10h đến 16h, bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao...
Cũng liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện ở nước ta có đến 51,6% người tăng huyết áp nhưng không biết mình đã bị tăng huyết áp, 38,9% những người đã bị tăng huyết áp nhưng chưa được điều trị.
Đáng chú ý, đa số người dân vẫn tùy tiện mua thuốc tăng huyết áp tại các hiệu thuốc về sử dụng mà không theo kê đơn của bác sĩ. GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho rằng, điều này hoàn toàn sai và không có lợi cho người bệnh, vì mỗi một người tăng huyết áp có cách điều trị và bị những bệnh đi kèm khác nhau.
“Có những người bị tăng huyết áp mà lại bị hen phế quản thì hoàn toàn không thể sử dụng thuốc như những người bị tăng huyết áp mà nhịp tim nhanh, suy tim, tiểu đường. Bên cạnh đó, với những người bị tăng huyết áp là nam hay nữ, già hay trẻ có các bệnh phối hợp, thì chỉ có người thầy thuốc mới có thể lựa chọn nên sử dụng loại thuốc nào, nên phối hợp loại thuốc nào”- GS.TS Nguyễn Lân Việt cho biết.
Căn bệnh nào là kẻ giết người thầm lặng và nguy hiểm số một hiện nay?
Khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới mắc căn bệnh này và khiến 9,4 triệu người tử vong mỗi năm. |
Phòng tránh và xử trí kịp thời khi bị sốc nhiệt
Trong những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè, chúng ta dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt. Sốc nhiệt là mối quan ngại ... |
Cảnh giác với 4 bệnh người già dễ mắc mùa nóng
Mùa hè nắng nóng kèm theo mưa giông ẩm ướt là môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển, cũng chính bởi vậy đây ... |