Phân biệt đột quỵ và sốc nhiệt để cứu mạng người khi nguy cấp

Nắng nóng cao bất thường sẽ làm tăng nguy cơ bệnh đột quỵ và sốc nhiệt. PGS TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo người dân cần lưu ý để nhận biết và cấp cứu kịp thời người bệnh.
Phân biệt đột quỵ và sốc nhiệt để cứu mạng người khi nguy cấp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Theo PGS TS Nguyễn Văn Chi thời tiết nắng nóng bất thường là yếu tố tạo thuận, khiến các yếu tố nguy cơ đột quỵ tiến triển ở một số nhóm người có yếu tố nguy cơ cao như: Huyết áp, rối loạn mỡ máu, loạn nhịp tim, bệnh máu, người hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, hội chứng rối loạn chuyển hóa….

Nếu bệnh nhân không dự phòng tốt thì yếu tố nguy cơ cao khiến cho bệnh nhân rất dễ bị đột quỵ. Trong những ngày nắng nóng, người có yếu tố nguy cơ cần phải cẩn trọng để phòng tránh đột quỵ.

PGS Chi cho biết để phân biệt đột quỵ và sốc nhiệt cần lưu ý đến những dấu hiệu dưới đây:

Sốc nhiệt: Bệnh nhân sẽ kích thích vật lộn, thân nhiệt tăng cao, dấu hiệu mất nước, đau đầu, nôn mửa. 

Ngoài ra, nạn nhân có các triệu chứng rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh trung ương… Yếu tố nguy cơ do bệnh nhân làm việc trong điều kiện nắng nóng, ngoài trời mùa hè.

Khi bị sốc nhiệt, đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm. Cho nạn nhân uống nước mát nếu như nạn nhân uống được. Nếu nạn nhân mất ý thức, không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR).

Phân biệt đột quỵ và sốc nhiệt để cứu mạng người khi nguy cấp - Ảnh 2.

Theo PGS TS Nguyễn Văn Chi thời tiết nắng nóng bất thường là yếu tố tạo thuận, khiến các yếu tố nguy cơ đột quỵ tiến triển ở một số nhóm người có yếu tố nguy cơ cao như: huyết áp, rối loạn mỡ máu, loạn nhịp tim, bệnh máu, người hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, hội chứng rối loạn chuyển hóa…. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Đột quỵ: Người bệnh sẽ bị liệt mặt 1 bên, yếu tay chân 1 bên, bất thường ngôn ngữ, mất thị lực 1-2 bên, mất thăng bằng…. dấu hiệu sớm phát hiện đột quỵ.

PGS Chi cho biết, thời tiết nắng nóng ngoài cảnh giác với nguy cơ đột quỵ thì cũng cần lưu ý tới vấn đề sốc nhiệt dễ rơi vào tình trạng hôn mê. Vì vậy, người làm việc trong môi trường nắng nóng phải tự bảo vệ mình.

Khi làm việc cần nghe ngóng cơ thể cần phải tạm dừng công việc nếu điều kiện thời tiết vượt quá sức chịu đựng của cơ thể. 

Khoảng thời gian từ 12h-16h là nhiệt độ cao nhất do vậy hạn chế lao động ngoài trời ở khoảng thời gian này. Cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, có nguy cơ xảy ra nhiều biến cố nguy hiểm.

Phân biệt đột quỵ và sốc nhiệt để cứu mạng người khi nguy cấp - Ảnh 3.

Những yếu tố cảnh báo đột quỵ đó là những người trung niên, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử vữa xơ động mạch, lao động gắng sức ở tử thế gò bó kéo dài, sinh hoạt không hợp , ít tập thể dục thì bất kể lúc nào cũng có cơn đột quỵ có thể xảy ra. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Theo một thống kê của Bộ Y tế tại các bệnh viện tỉ lệ đột quỵ chảy máu não chiếm 40-50 % trong số đó tỉ lệ tử vong 50%, thời gian nhập viện rất chậm là 42 giờ, điều đó giảm cơ hội điều trị cho bệnh nhân, mất thời gian vàng vì thời gian chỉ có 3 giờ đầu.

Những yếu tố cảnh báo đột quỵ đó là những người trung niên, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử vữa xơ động mạch, lao động gắng sức ở tử thế gò bó kéo dài, sinh hoạt không hợp , ít tập thể dục thì bất kể lúc nào cũng có cơn đột quỵ có thể xảy ra.

5 dấu hiệu cần nhớ của đột quỵ:

Thứ nhất: Tự dưng yếu đột ngột yếu nửa người, bên cơ thể

Thứ hai: Nói ngọng khó, líu lưỡi

Thứ ba: Hoa mắt, chóng mặt, loạng choạng

Thứ tư: Mù một mắt hoặc hai mắt

Thứ năm: Đau đầu đột ngột như búa bổ mà không tìm ra nguyên nhân.

chọn
VKS đề nghị tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 'mức án nghiêm khắc nhất'
TP HCMTheo VKS, bà Trương Mỹ Lan phạm tội có tổ chức trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên đề nghị tòa tuyên phạt "mức án nghiêm khắc nhất".