Đại biểu mời Bộ trưởng Giáo dục đi xem 'trường chuẩn quốc gia chưa đạt chuẩn'

Tại phiên chất vấn, đại biểu đã mời Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đi xem "trường chuẩn quốc gia... chưa đạt chuẩn" ngay ở Hà Nội.
dai bieu moi bo truong giao duc di xem truong chuan quoc gia chua dat chuan
Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương. (Ảnh: Quochoi.vn)

Sáng 6/6, tại phiên chấn vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã tranh luận khá "gay gắt" với Bộ trưởng Giáo giục Phùng Xuân Nhạ.

Cụ thể, đại biểu Cương chất vấn việc nhiều địa phương muốn được công nhận nông thôn mới nên đã... "xin nợ chuẩn giáo dục".

"Để thi tốt nghiệp và đại học, học sinh chỉ học các môn thi. Nhưng để đủ điểm, phụ huynh đến "nộp tiền" cho giáo viên. Bộ trưởng giải quyết vấn đề này như thế nào?", ông Cương nói.

Trả lời đại biểu Cương, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ thừa nhận tình trạng "xin nợ chuẩn giáo dục" là có thật.

"Một số địa phương nói rằng đã có kế hoạch để khắc phục việc này. Với trách nhiệm người đứng đầu ngành, tôi kiên quyết không cho phép nợ chuẩn.

Tới đây khi chương trình giáo dục được tích hợp sẽ không còn việc nợ chuẩn giáo dục để đạt tiêu chuẩn nông thôn mới", ông Nhạ hứa.

Đối với vấn đề thi tốt nghiệp và đại học, ông Nhạ cho biết có hiện tượng học tủ, học lệch, nhất là trường chuyên, các môn khác xem nhẹ. "Chúng tôi không đồng ý, thậm chí cấm", ông Nhạ nói.

Vị này cho biết, giáo dục phổ thông là giáo dục toàn diện, không phải học để thi. Chúng tôi kiến quyết phản đối, đồng thời sẽ tăng cường vai trò giám sát. Các địa phương, các trường phải thực hiện nghiêm vấn đề này.

dai bieu moi bo truong giao duc di xem truong chuan quoc gia chua dat chuan
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. (Ảnh: Lao động)

Tiếp tục tranh luận, đại biểu Cương cho biết, nhiều trường học tại đô thị lớn cũng có tinh trạng nợ chuẩn giáo dục.

Ví dụ như trường trung học cơ sở nhưng bàn ghế lại tiểu học, đến lúc gia đình chịu không nổi bỏ tiền ra mua để thay thế, hỏng thì trường lại gọi phụ huynh đến sửa.

"Việc này tôi đã kiến nghị Bộ Giáo dục nhưng chưa được khắc phục. Cách hội trường chúng ta đang ngồi vài trăm mét, trường đạt chuẩn quốc gia cũng chưa đạt chuẩn.

Nếu trưa nay Bộ trưởng có thời gian tôi xin mời Bộ trưởng cùng tôi qua khảo sát.

Vấn đề thứ 2, tôi rất lấy làm tiếc vì không chỉ liên quan đến chất lượng giáo dục mà còn là đạo đức xã hội.

Bố mẹ học sinh đành "nộp tiền" cho các cháu để đạt tiêu chuẩn, được thi nhưng thưa Bộ trưởng, học sinh sẽ nghĩ gì, nghĩ về thầy cô như thế nào?", đại biểu Cương nói.

Bộ trưởng Nhạ cho biết nhiều trường tại Hà Nội cũng chưa đạt chuẩn vì nhiều lý do như sân chơi, bãi tập, sĩ số quá đông.

"Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo, địa phương cũng cần lưu ý không chấp nhận chuẩn vì thành tích.

Hiện tượng học lệch, tủ là có, đặc biệt là ở trường chuyên, chúng tôi chưa thống kê rõ. Phụ huynh học sinh có hành động "vô tình", học sinh thấy không đúng nhưng vẫn tồn tại.

Chúng tôi mong phụ huynh cùng ngành Giáo dục phối hợp trong vấn đề này", ông Nhạ nói thêm.

Cấp giấy khen quá dễ?

Đại biểu Bùi Thị Thuỷ (Thanh Hoá) cho biết hiện nay việc cấp giấy khen dần mất giá trị vì điểm số cho quá dễ, tỷ lệ khá giỏi quá nhiều, đó là biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục.

"Bộ trưởng cho biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này và giải pháp?", đại biểu Thủy nói.

Theo Bộ trưởng Nhạ, bệnh thành tích không phải bây giờ mới có, ngành cũng “nói không với bệnh thành tích” nhưng không dừng lại ở việc quy định mà còn liên quan đến văn hoá, thói quen.

"Chúng tôi đã có văn bản bỏ rất nhiều cuộc thi, không tính điểm các cuộc thi vào thành tích. Những thầy cô nào có sáng tạo sẽ được khuyến khích, biểu dương chứ không đăng ký thành tích", ông Nhạ nói.

dai bieu moi bo truong giao duc di xem truong chuan quoc gia chua dat chuan Quá nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Giáo dục khiến hệ thống bị treo

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ sáng 6/6, có quá nhiều đại biểu đăng ký chất vấn khiến hệ thống ...

dai bieu moi bo truong giao duc di xem truong chuan quoc gia chua dat chuan Chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT: Chi 3-4 tỉ đô du học và '200.000 cử nhân thất nghiệp là có thật'

Bộ trưởng Giáo dục thừa nhận tình trạng 200.000 cử nhân thất nghiệp là có thật và đưa ra một số giải pháp.

chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.