Đại diện BOT Hòa Lạc - Hòa Bình: Người dân nói sẽ phản đối thu phí ít nhất một tuần

Đại diện BOT Hòa Lạc - Hòa Bình cho biết người dân nói sẽ phản đối thu phí ít tại đây nhất một tuần.

Đại diện BOT Hòa Lạc - Hòa Bình: Người dân nói sẽ phản đối thu phí ít nhất một tuần - Ảnh 1.

Người dân phản đối thu phí ở BOT Hòa Lạc - Hòa Bình đầu tháng 5/2019. (Ảnh: Di Linh).

Liên quan đến dự án BOT Hòa Lạc - Hòa Bình, theo thông tin chúng tôi nhận được, ngày 10/6, người dân tiếp tục phản đối thu phí tại đây.

Cùng ngày, trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty TNHH QL6 Hòa Lạc - Hòa Bình đã xác nhận thông tin này.

"Người dân đòi miễn 100%", ông Bùi Quang Bát nói.

Theo ông Bát, việc đề xuất miễn 100% đối với các xe lân cận trạm là không có cơ sở pháp lí.

"Dự án đang không đảm bảo phương án tài chính, việc miễn giảm sẽ là câu chuyện khó với nhà đầu tư và có thể ảnh hưởng đến hàng loạt trạm BOT khác.

Thứ hai, hiện đối với dự án này đang có chiều hướng về việc xe sở hữu hợp pháp theo qui định.

Chúng tôi hiểu xe hợp pháp là phải thực hiện sang tên đổi chủ theo đúng qui định của Bộ Công an.

Tuy nhiên, địa phương lại cho rằng không cần chính chủ, chưa sang tên đổi chủ vẫn là sở hữu hợp pháp", ông Bát nói.

Theo vị này, sáng 10/6, người dân phản đổi từ 7h dẫn đến ùn tắc kéo dài.

"Từ sáng đến giờ, trạm BOT Hòa Lạc - Hòa Bình đã xả vài lần. Người dân còn vào trạm nói sẽ phản đối ít nhất 1 tuần.

Địa phương không hỗ trợ với lí do không giải quyết miễn giảm thì không thể đảm bảo ANTT. Hiện giờ chúng tôi bất lực", đại diện BOT Hòa Lạc - Hòa Bình nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Khánh cho biết người dân muốn miễn 100% và phản đối việc thu phí.

"Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình có xuống gặp người dân và nói sẽ kiến nghị miễn nhưng hiện nay Bộ GTVT chưa chấp thuận nên người dân phản đối thu phí", ông Khánh nói thêm.

Đại diện BOT Hòa Lạc - Hòa Bình: Người dân nói sẽ phản đối thu phí ít nhất một tuần - Ảnh 2.

Trạm BOT Hòa Lạc - Hòa Bình. (Ảnh: Di Linh).

Trước đó, ngày 13/5/2019, UBND tỉnh Hòa Bình đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Công an, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt nam; Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh... và phía doanh nghiệp dự án BOT.

Được biết, sau khi nghe ý kiến các bên liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình kết luận: "Các đối tượng nằm trong diện được giảm mức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là phương tiện thuộc chủ sở hữu hợp pháp theo qui định".

Cụ thể, với trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ Km17+100 địa phận huyện Kỳ Sơn (trạm BOT Hòa Lạc - Hòa Bình), đối tượng được giảm là toàn bộ phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp theo qui định trong khu vực 5km xung quanh trạm; ưu tiên tính đến địa giới hành chính và hết địa bàn ảnh hưởng, phạm vi thôn hoặc xóm.

Được biết, kết luận trên cũng đã được UBND tỉnh Hòa Bình đề xuất với Bộ GTVT bằng văn bản.

Ngoài ra, phía tỉnh Hòa Bình cũng đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục sớm có ý kiến trả lời chính thức đề nghị của tỉnh này về việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Km42+730 tuyến QL6 (Lương Sơn, Hòa Bình) đối với xe ô tô địa phương.

Ngoài ra, Hòa Bình đề nghị Bộ GTVT có văn bản làm rõ nội dung đối với việc áp dụng thực hiện mức thu tiền dịch vụ sừ dụng đường bộ giữa 2 trạm BOT Hòa Lạc - Hòa Bình và trạm trên QL6 (cùng một đối tượng nhưng có 2 mức thu khác nhau).

Về phía huyện Kỳ Sơn và Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình yêu cầu chịu trách nhiệm và tiến hành kiểm tra, rà soát các phương tiện thuộc chủ sở hữu hợp pháp theo qui định, nằm trong diện được giảm mức thu tiền dịch vu sử dụng đường bộ theo các phương án đã đưa ra.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.