Giờ dạy của giáo viên tại một lớp học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Trang Anh). |
Theo nghị định số 116/2010/NĐ - CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, cấp cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) về công tác tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ chính sách phụ.
Tuy nhiên, một số nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa chi trả chế độ cho hàng trăm CBCCVC có hoàn cảnh khó khăn.
Như tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) qua quá trình rà soát, UBND tỉnh Đắk Lắk phát hiện tại thôn 2A (xã Hòa Tiến, huyện Krông Pắk) mặc dù là khu vực được hưởng chế độ nhưng đến khi một đơn vị bộ đội về đóng quân gần đó làm thủ tục hưởng chế độ, lúc này các giáo viên mới ngỡ ngàng biết được sự việc và kiến nghị…
Nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện chi trả chế độ cho CBCCVC theo UBND tỉnh là do địa phương chưa rà soát đầy đủ, không nắm rõ địa bàn quản lý.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng này không chỉ xảy ra tại huyện Krông Pắk mà xã Ea Rốk (huyện Ea Súp), huyện Krông Búk cũng xảy ra việc “quên” chế độ của CBCCVC.
Một giáo viên tại Trường THCS L.Đ.C (xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, mặc dù nghị định được ban hành đã lâu, nhưng từ năm 2017 đến nay hơn 50 cán bộ, giáo viên của trường chưa được nhận chế độ.
Chỉ sau khi phát hiện vụ các cán bộ giáo viên có ý kiến lên thì kế toán nhà trường mới lập hồ sơ gởi lên Phòng GD&ĐT.
Cũng theo giáo viên này, việc chậm chi trả chế độ khiến đời sống, tâm lý của các cán bộ giáo viên bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo sớm xem xét, để đẩy nhanh các thủ tục cho cán bộ, giáo viên được hưởng đúng chế độ”, giáo viên này nói.
Cũng theo một vị hiệu trường trên địa bàn xã Ea Rốk về chế độ của các cán bộ, giáo viên, nhà trường đã lập hồ sơ gửi lên Phòng GD&ĐT đã lâu tuy nhiên đến ngay các giáo viên vẫn chưa được nhận chế độ.
Vị này còn cho hay, số tiền các giáo viên của trường được nhận đã lên con số hàng tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đồng – Phó Phòng Tài Chính Kế hoạch huyện Ea Súp cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện còn khoảng hơn 10 tỷ đồng tiền chế độ chưa được chi trả cho CBCCVC.
Theo ông Đồng, hiện tại Phòng Tài chính Kế hoạch đã lập tờ trình gửi UBND tỉnh về việc các CBCCVC được hưởng chế độ theo Nghị định 116.
Theo vị Phó phòng, nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ này chủ yếu là do các CBCCVC tại xã Ea Rốk do mới được tuyển dụng năm 2017 hoặc do mới phát sinh. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp một số người ở khu vực khác đã được chi trả chế độ Nghị định 116 nên cơ quan chức năng tiến hành rà soát lại.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Văn Yên - Phó Giám đốc Sở Tài chính Đắk Lắk cho biết, hiện đơn vị vẫn chưa nắm được từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, ông Yên khẳng định việc chi trả này là bắt buộc thực hiện để đảm bảo quyền lợi của những người được hưởng.
Liên quan đến vấn đề này, tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản yêu cầu tổ chức kiểm điểm, phê bình Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk do không kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân, viên chức trên địa bàn huyện. |
Khi người đàn ông cụt tay chân, mù 1 mắt là trụ cột gia đình
Người vợ liệt nằm một chỗ nên anh Hồng, dù cụt tay chân, mù một mắt vẫn phải gắng gượng đứng lên làm trụ cột ... |
Gia Lai: Người dân sống trong lo sợ khi đất bị bào mòn, trôi tuột xuống sông
Nhiều người dân sinh sống tại xã Chư Rcăm, Ia RSai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) thời gian qua luôn sống trong tình trạng ... |
Đô thị 06:50 | 08/10/2019
Đô thị 12:52 | 06/10/2019
Đô thị 20:27 | 04/10/2019
Đô thị 12:18 | 04/10/2019
Du lịch 16:47 | 18/09/2019
Đô thị 14:50 | 24/08/2019
Thời sự 09:25 | 13/06/2019
Tiêu dùng 18:22 | 04/06/2019