Đằng sau cộng điểm ưu tiên vào đại học: Chảy máu chất xám và nhiều hệ lụy

Việc cộng điểm cho thí sinh vùng sâu vùng xa thực sự tạo ra thảm họa chảy máu chất xám từ những vùng này, đồng thời kéo theo rất nhiều hệ lụy về mặt xã hội đối với các thành phố.
dang sau cong diem uu tien vao dai hoc chay mau chat xam va nhieu he luy
Chảy máu chất xám

Nhiều năm phụ trách các dự án ở những địa bàn miền núi cho tôi thấy một sự thật rằng phần lớn những sinh viên đã về Hà Nội học đều không muốn quay trở lại quê nhà. Họ tìm mọi cách để ở lại Hà Nội, và do trình độ kém hơn, đặc biệt là ngoại ngữ, cộng với việc thiếu những mối quan hệ xã hội, họ không thể tìm được việc làm đúng ngành đúng nghề hoặc phải làm những công việc không phù hợp.

Hệ quả là lãng phí những năm đại học, lãng phí tuổi xuân của họ và lãng phí cho xã hội. Hơn nữa, việc họ gia nhập lực lượng lao động chất lượng thấp sau khi tốt nghiệp sẽ tạo thêm áp lực cho các đô thị về nhiều mặt, trong đó có việc xuống cấp hoặc trì trệ về chất lượng của các dịch vụ mà chính họ tham gia cung cấp.

Ở một khía cạnh khác, việc các thí sinh thành phố học giỏi thực sự nhưng vẫn bị trượt cũng là một sự lãng phí cho xã hội. Đa phần sẽ mất một đến vài năm để thi lại, và đa phần sẽ chọn thi vào những trường thấp điểm chỉ để lấy có tiếng là đã học đại học, rồi lại đi làm trái nghề.

Những người thực sự muốn học nghề mình yêu thích như ngành y, thì phải chọn thi vào trường y các tỉnh như Thái Nguyên, Tây Nguyên, Thái Bình... để rồi khi tốt nghiệp với tấm bằng "tỉnh lẻ" lại phải tốn những khoản lót tay khủng để tìm việc khi quay về Hà Nội hay TP. HCM.

Trong khi đó, việc các thí sinh giỏi ở địa phương đăng ký ra các trường ở HN hay TP. HCM lại khiến cho những trường ở địa phương luôn thiếu thí sinh chất lượng, khiến cho mặt bằng đào tạo ngày càng thấp so với các trường ở những đô thị lớn. Điều đó lại càng thúc đẩy các thí sinh địa phương thi vào các trường xa nơi mình ở. Một cái vòng luẩn quẩn đang được nâng đỡ bởi một chính sách tưởng chừng như rất nhân văn(!)

Các nước phương tây cũng tạo cơ hội cho các học sinh khó khăn vào đại học, nhưng không phải bằng cách cộng điểm, mà thông qua việc xem xét khía cạnh con người của thí sinh. Điều đó được thể hiện qua bài luận của thí sinh, qua thư giới thiệu của các thày cô, và qua phỏng vấn trực tiếp.

Việc tuyển sinh được thực hiện cực kỳ cẩn trọng để khẳng định rằng việc trao cơ hội học hành thí sinh đó cũng đồng nghĩa với việc đầu tư đúng chỗ cho một con người có khả năng quay trở lại đóng góp cho cộng đồng.

Đến khi nào thì chúng ta có thể chia tay với những chính sách tuyển sinh hời hợt của thời bao cấp để học cách văn minh như phương tây?

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.