Đất nền phân lô sắp thành 'của hiếm'

Theo Chủ tịch CaREA, số lượng sản phẩm đất nền phân lô trong giai đoạn tới sẽ sụt giảm. Nguồn cung khan hiếm sẽ kéo giá đất tăng lên. Với đất phân lô trong dự án đã đầy đủ pháp lý, đây chính là nguồn cung đất nền cuối cùng được tồn tại trong các đô thị.

Phân lô bán nền là thực trạng đã diễn ra nhiều năm qua trên thị trường bất động sản. Trong bối cảnh đó, Luật Kinh doanh bất động sản được Quốc hội thông qua hồi cuối năm 2023 đã quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này.

Cụ thể, luật quy định, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân xây dựng nhà ở thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở. 

Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, tính đến tháng 9/2023, cả nước có 2 đô thị đặc biệt (TP HCM và Hà Nội), 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III và 94 đô thị loại IV. Điều này có nghĩa, luật mới đã siết thêm 81 đô thị (gồm đô thị loại II và loại III) trên cả nước trong việc phân lô bán nền.   

Ảnh tư liệu: Hoàng Huy.

Chia sẻ tại tọa đàm “Bất động sản Tây Nam Bộ năm 2024 - Đón cơ hội trong vận hội mới", ông Dương Quốc Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Cần Thơ (CaREA) cho rằng điểm mới chính sách này có thể khiến đất nền khan hiếm nguồn cung và tăng giá trong thời gian tới. 

“Việc cấm phân lô bán nền tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III đem lại tác động cực lớn tới cơ cấu phân khúc sản phẩm bất động sản. Tôi cho rằng sắp tới, thị trường sẽ có sự phân hóa rõ rệt.

Đất nền có 2 dạng chủ yếu là đất do cá nhân tự phân lô và đất trong dự án bất động sản. Có lẽ khoảng 90% giao dịch trên thị trường là do cá nhân tự phân lô hoặc các doanh nghiệp nhỏ lẻ thực hiện.

Với hành lang pháp lý hiện nay, để lập một dự án kéo dài từ 3 - 5 năm là rất khó khăn. Các nhà kinh doanh sẽ chọn giải pháp thực hiện theo mô hình cá nhân để tự phân lô (điều này phù hợp, dễ dàng và tạo nguồn cung lớn hơn) và ít chọn lập dự án, công ty pháp nhân.

Vì vậy với quy định mới, số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới sẽ sụt giảm. Nguồn cung khan hiếm khiến giá đất tăng lên. Song, xét về dài hạn thì điều này sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn. Tôi cho rằng đây là giải pháp bền vững, giúp bộ mặt đô thị đảm bảo trật tự quy hoạch và tăng tính thẩm mỹ hơn. 

Mặt khác, với đất phân lô trong dự án thì đây có thể coi là cơ hội trong lúc khó khăn. Với các dự án nằm trong đô thị loại đặt biệt, loại I, loại II, loại III mà trước đây đã được cấp phép và đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh bất động sản, đây chính là nguồn cung đất nền cuối cùng được tồn tại trong các đô thị loại này, khan hiếm sản phẩm sẽ khiến giá cả tăng trong năm 2024". 

Đồng quan điểm, Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực chi rằng, sở dĩ cần cấm phân lô bán nền bởi lâu nay thị trường bất động sản việc phân lô bán nền chủ yếu là để dễ tiến hành hoạt động mua bán. Song, điều này không đảm bảo trật tự quy hoạch, chỉ cần một cá nhân thực hiện có thể khiến quy hoạch của toàn bộ khu vực xung quanh bị phá vỡ. Lúc này, rất khó để nói rằng ai là người chịu trách nhiệm cho câu chuyện hạ tầng. 

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.