Trong số 5 điểm trường của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Manh (Nậm Nhùn, Lai Châu), điểm xa trung tâm xã nhất lên tới 70km. Các thầy cô phải vượt qua những đoạn đường trơn trượt, lầy lội vào mùa mưa vô cùng vất vả để vận động học trò đến lớp.
Vào mỗi dịp đầu năm học mới, nhiều thầy cô "cắm bản" lại thường trực nỗi lo đi vận động học sinh tới lớp. Năm học 2017 - 2018 này, các thầy cô của Trường Tiểu học Nậm Manh (Nậm Nhùn, Lai Châu) cũng như vậy. Trong số 5 điểm trường của trực thuộc, điểm trường xa trung tâm xã Nậm Manh nhất lên tới 70km.
Các thầy cô phải vượt qua những đoạn đường trơn trượt, lầy lội vào mùa mưa vô cùng vất vả để vận động học trò đến lớp.
|
Đời sống của trẻ em vùng cao còn vô cùng nhiều khó khăn. Ảnh: CTV. |
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quốc Bảo - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Manh cho biết: "Toàn trường có tổng số 415 em học sinh từ lớp 1 - lớp 5, phần lớn các em là con em của đồng bào dân tộc H'Mông. Duy có một bản thuộc trung tâm xã là bản Nậm Manh đồng bào Khơ Mú, đời sống của bà con nói chung là rất khó khăn. Hộ nghèo vẫn còn rất nhiều.
Thời gian này, chúng tôi phải bố trí giáo viên đến các điểm bản vận động học trò đến trường. Nghỉ hè các em sẽ quên nhiều kiến thức nên tuần tới nhà trường sẽ bố trí cho ôn lại kiến thức cũ để chuẩn bị đón năm học mới theo chương trình chung của huyện. Ngặt nỗi đường xá mùa này trơn trượt lắm, có đoạn đường lầy lội, bùn đất quấn vào bánh xe khiến các thầy cô có xe máy cũng rất khó di chuyển để đến bản vận động học trò".
Ngoài ra, vị Hiệu trưởng cũng thông tin, do là trường tiểu học có tổ chức bán trú cho hầu hết các em học sinh nên vào dịp chiều thứ 6 hàng tuần, nhà trường cho các em đi về nhà với gia đình để chiều Chủ nhật phải lên trường. Thời gian các em đi bộ đường rừng núi mất đến khoảng 5 - 6 giờ đồng hồ. Dự kiến nhà trường sẽ quyết tâm để tổ chức khai giảng cho các em đúng lịch vào ngày 5/9 tới.
Chia sẻ về sự vất vả này, cô giáo Nguyễn Thị Hường - giáo viên Trường Tiểu học Nậm Manh xúc động kể: "Chứng kiến cảnh học trò nghèo nhưng nhiều em vẫn ngày ngày chịu khó vượt tới hơn 20km đường trơn để đi bộ đến lớp học chúng tôi thấy thương lắm. Năm học mới nào cũng đến vận động các trò, đường đi khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy rất vui vì đã trót yêu nghề này rồi".
Cũng theo cô Hường, em nào bản gần thì cách 4km, có bản cách 23km đường rừng mới tới trường. Mùa khô gia đình nào có xe máy thì sẽ chở con em về trường bằng xe máy. Còn mùa này thì các em phải đi bộ về. Nhưng hầu hết là các em rất khó khăn, nhà nghèo không có phương tiện đi lại.
Điều mà các thầy cô cũng canh cánh bên lòng không nguôi đó là việc đi lại của các em học sinh khi qua suối. Mùa nước lũ lên thì suối cũng thành sông, các em phải có người lớn đi cùng mới dám cho đi học. Dù vất vả, gian nan là vậy nhưng với tình yêu nghề và yêu trẻ, các thầy cô nơi đây không bao giờ chịu đầu hàng mà bỏ học trò của mình.
Sau đây là một số hình ảnh cảm động về những cung đường các thầy cô phải đi qua để vận động học trò đến trường:
|
Bùn quấn vào bánh xe máy sau khi vượt qua đoạn lầy lội để đến bản có học sinh. |
|
Nhiều đoạn đường thành rãnh bùn, người dân có khi phải lấy xích buộc vào bánh xe để kéo qua chứ không thể đi nổi. |
|
Đường đi còn bị gặp nhiều cành cây cối gãy đổ. |
|
Bánh xe bị bùn đất nhão cuốn chặt không thể đi nổi. |
|
Cây đổ ngăn lối đi của bà con và thầy cô. |
|
Mùa này, khi đi qua suối nước chảy rất siết phải rất cẩn thận. |
|
Có điểm trường đợt mưa lớn vừa qua bị ngập bùn, các thầy cô phải dọn dẹp trước khi dạy học trò. |
|
Ước mong về con chữ của học trò vùng cao thật giản dị. |
|
Với các em học sinh, có được một đôi dép tổ ong để đi hay một bộ quần áo đủ ấm để mặc cũng là một niềm vui. |
|
Và khi các em đến lớp học đầy đủ cũng là niềm hạnh phúc lớn của thầy cô giáo nơi đây vì bõ công đi vận động vất vả. |
| Cảm động hình ảnh bộ đội kiệu học sinh trên vai, vượt suối sâu đưa đến trường Bộ đội biên phòng cùng các thanh niên đã kiệu hàng chục học sinh lên vai, lội qua suối sâu để đưa các em đến ... |