Đấu thầu hai khu đô thị đầu tiên trong Phân khu Sông Hồng

Có hai khu đô thị triển khai theo hình thức đấu thầu đã được đưa vào danh mục thu hồi đất của Hà Nội.

Theo danh mục các dự án thu hồi đất năm 2024 của TP Hà Nội, có nhiều dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó có hai khu đô thị nằm trong quy hoạch Phân khu Sông Hồng.

Thứ nhất là dự án Khu đô thị thông minh – sinh thái rộng 268 ha gần cầu Nhật Tân. Vị trí cụ thể của dự án là thuộc địa bàn các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.

 Vị trí khu đô thị đấu thầu nằm bên phải cầu Nhật Tân theo hướng đi Nội Bài. (Ảnh: CTV).

Thứ hai là Khu đô thị sinh thái đa chức năng phục vụ du lịch sông Hồng nằm tại các phương Liên Mạc, Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm. Đây cũng là vị trí sát nơi sắp xây dựng cầu Thượng Cát nối Bắc Từ Liêm với Đông Anh. Khu đô thị này có diện tích 94 ha.

Theo tìm hiểu, đây là hai khu đô thị đầu tiên được triển khai lựa chọn nhà đầu tư kể từ khi Phân khu Sông Hồng được phê duyệt.

Phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 được phê duyệt vào đầu năm 2022. Phân khu này có quy mô gần 11.000 ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

Trong đó, diện tích sông Hồng chiếm 3.600 ha (33%), đất bãi sông trên 5.400 ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá...

Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Phân khu sông Hồng sẽ phân đoạn quản lý phát triển gồm 3 phân đoạn chính, trong đó từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì (đoạn R3-R4) là khu vực trung tâm của phân khu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.