Đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng làm cao tốc Dầu Giây - Tân Phú

Dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được đề xuất có chiều dài 59,6 km với tổng vốn đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng.
Hơn 6.600 tỷ đồng đầu tư cao tốc Dầu Giây - Tân Phú - Ảnh 1.

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có điểm đầu giao với quốc lộ 1, trùng với điểm cuối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. (Ảnh: Báo Đầu tư).

Theo Báo Đồng Nai, Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần 1 đoạn Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1, thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Theo phương án mới, đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài 59,6 km, có điểm đầu giao với quốc lộ 1 (trùng với điểm cuối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất) và điểm cuối giao cắt với quốc lộ 20 (xã Phú Trung, huyện Tân Phú).

Đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Trong đó, phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng với quy mô 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 80km/giờ. 

Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm cả lãi vay trong thời gian thi công xây dựng hơn 6.600 tỷ đồng.

Về nguồn vốn thực hiện dự án, Ban quản lý dự án Thăng Long đề xuất đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. 

Trong đó, nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng công trình dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí sử dụng đường bộ; Nhà nước hỗ trợ kinh phí 1.300 tỷ đồng thực hiện dự án. Theo tính toán, thời gian hoàn vốn cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án giai đoạn 1 dưới 15,5 năm khai thác.

Về thời gian thực hiện, nếu được thông qua, chủ trương đầu tư, dự án sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư (bao gồm cả thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng dự án) từ quý IV/2021 đến quý I/2022; khởi công công trình vào quý IV/2022; hoàn thành công trình và đưa vào khai thác vào quý I/2025.

Theo kế hoạch trước đó, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200 km, được Bộ GTVT bàn bạc và thống nhất triển khai thành 3 giai đoạn đầu tư và xây dựng: Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

Giai đoạn 1: Đoạn Dầu Giây - Tân Phú chiều dài khoảng 60 km đi qua địa bàn của 4 huyện với tổng diện tích sử dụng đất 460 ha bao gồm: huyện Thống Nhất (64 ha), huyện Xuân Lộc (16 ha), huyện Ðịnh Quán (160 ha) và nhiều nhất là huyện Tân Phú (220 ha).

Giai đoạn 2: Tiếp nối từ Tân Phú - Bảo Lộc với chiều dài 66km dự án đi qua 2 tỉnh Đồng Nai- Lâm Đồng, với tổng kinh phí xây dựng lên đến 17.000 tỷ đồng theo hình thức vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo chỉ đạo từ Bộ GTVT.

Giai đoạn 3: Đây là đoạn cuối cùng của chuỗi cao tốc, được bắt đầu từ TP  Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài 73 km với tổng tiền đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ là từ tiền hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.