ĐBQH chuyển đơn kiến nghị của người dân liên quan đến dự án Diamond Bay Nha Trang tới Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện (Quốc hội) có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT làm rõ những kiến nghị của người dân liên quan việc thu hồi đất tại dự án Sông Lô nay là tổ hợp du lịch Diamond Bay Nha Trang - Khánh Hòa.

Cầu cứu đại biểu Quốc hội

19 năm qua, hàng loạt hộ dân liên quan đến việc lập dự án, thu hồi đất của họ cho dự án Khu du lịch Sông Lô (nay là tổ hợp du lịch Diamond Bay do Công ty TNHH Hoàn Cầu làm chủ đầu tư ) tại xã Phước Đồng lô theo Quyết định 252/QĐ-Ttg ngày 9/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ liên tục gửi đơn thư kêu cứu, khiếu kiện.

Diamond Bay Nha Trang: Người dân bị thu hồi đất uất ức cầu cứu đại biểu Quốc hội - Ảnh 1.

Dự án Dianmon Bay (Ảnh: Khải An).

Quyết định trên theo tờ trích đo bản đồ địa chính khu đất từ số 24 đến 30/2001/BĐ-ĐC tỉ lệ 1/2000 (gọi tắt là 7 tờ bản đồ), do Sở Địa chính Khánh Hòa xác lập năm 2001.

Vấn đề khiến người bức xúc suốt nhiều năm qua là khi thu hồi, cưỡng chế đất của họ để giao cho Công ty Hoàn Cầu lại là các lô đất thuộc tờ bản đồ địa chính số 22; 23 đo vẽ năm 1996.

Cử tri xã Phước Đồng đã có rất nhiều đơn thư, trong đó cho rằng 7 tờ bản đồ này vi phạm rất nhiều qui tắc như: Số thứ tự thửa đất của người dân trên bản đồ địa chính xã là 22 và 23 không tìm thấy trên 7 tờ bản đồ trích đo; năm xác lập bị chỉnh sửa bằng tay từ 2000 thành 2001; không có bảng tọa độ X, Y của các cột mốc tại các tờ bản đồ trích đo, không ghi hệ tọa độ; 7 tờ trích đo lấy từ số 24 đến 30, còn số thứ tự 1 đến 23 thì không xuất trình được; theo nguyên tắc tỉ lệ 1/5.000 có 9 tờ bản đồ vậy 2 tờ còn lại nằm ở đâu?

Ông Nguyễn Văn Bình, người dân có đất bị thu hồi tại dự án dự án Sông Lô – Diamond Bay Resort & Spa Nha Trang, cho biết đến nay suốt nhiều năm qua người dân chưa nhận được quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án. Trong khi, UBND TP Nha trang ban hành một loạt quyết định cưỡng chế mà không có giấy ủy quyền của UBND tỉnh Khánh Hòa. Điều này là vi phạm Luật Đất đai năm 1993, 2003 và 2013.

Diamond Bay Nha Trang: Người dân bị thu hồi đất uất ức cầu cứu đại biểu Quốc hội - Ảnh 2.

Người dân bị thu hồi đất làm dự án Diamond Bay nhiều lần căng băng rôn đòi đất (Ảnh: Khải An).

"Người dân nhiều năm kêu cứu, tố cáo, khiếu kiện khiếu nại hay đề nghị cung cấp thông tin về dự án đều bất thành. Mới đây, tôi đã gửi đơn đến Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị được cung cấp hai văn bản liên quan đến dự án gồm: tờ trình số 1985 ngày 2/11/2001 của liên Sở Địa chính - tài chính vật giá tỉnh Khánh Hòa về giá tiền cho Công ty Hoàn Cầu thuê đất làm dự án Khu du lịch và giải trí Sông Lô và quyết định số 3843 ngày 2/11/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành về giá tiền cho thuê đất đối với dự án Khu du lịch và giải trí Sông Lô nhưng cũng không được", ông Bình cho biết.

Theo ông Bình, sau đúng ba tháng nhận phiếu yêu cầu cung cấp hai văn bản theo Luật tiếp cận thông tin, ngày 17/4/2020 Văn phòng UBND tỉnh có văn bản gởi thông báo "thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh, thông báo từ chối cung cấp thông tin do ông Nguyễn Văn Bình yêu cầu.

Lí do UBND tỉnh Khánh Hòa từ chối cung cấp là vì "dự án Khu du lịch và giải trí Sông Lô đã được Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận".

Còn hai văn bản mà dân đề nghị cung cấp, thông báo của Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng đó "là tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo phục vụ cho hoạt động quản hành chính nhà nước, được ban hành năm 2001, trước thời điểm Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2018), các văn bản này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật tiếp cận thông tin".

Kiến nghị Bộ TN&MT làm rõ phản ánh của người dân

Ông Bình cho biết những người bị thu hồi đất làm dự án đã có đơn cầu cứu gửi Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Sau khi nhận đơn, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TN-MT) đề nghị xem xét phản ánh của người dân.

Diamond Bay Nha Trang: Người dân bị thu hồi đất uất ức cầu cứu đại biểu Quốc hội - Ảnh 3.

Ảnh chụp văn bản Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT.

Cụ thể văn bản nêu rõ, người dân cho rằng: Thời điểm 2005, tổ công tác của Bộ TN&MT đã có Báo cáo giám định số 12/BC-ĐĐBĐ ngày 12/1/2005 (Báo cáo 12) chuyển cho Thanh tra Chính phủ để phục vụ công tác thanh tra dự án Sông Lô. Thế nhưng Báo cáo số 12 cho thấy Cục đo Đạc bản đồ không có chức năng kiểm tra bản đồ địa chính nhưng tiến hành hoạt động này.

Việc kiểm tra bản đồ địa chính năm 1995 không hiện hữu vì UBND xã Phước Đồng chỉ có bản đồ địa chính năm 1996 và 2005. Bên cạnh đó Báo cáo 12 áp dụng 7 tờ bản đồ dùng cho việc trình Thủ tướng phê duyệt dự án Sông Lô theo văn bản qui định về ban hành biểu mẫu bản đồ địa chính năm 1997 mà không áp dụng năm 1999. Điều này, đoàn công tác Bộ TN-MT không nêu sai phạm.

"Đề nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT cho kiểm tra, xác minh nếu có những sai phạm thì phải yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ sản phẩm đo đạc là tờ bản đồ địa chính khu đất (7 tờ bản đồ trích đo) do Sở Địa chính tỉnh Khánh Hòa xác lập năm 2001 và làm rõ trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm theo qui định pháp luật", ông Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị.

Ban tiếp dân UBND tỉnh Khánh, cho biết ngày 7/5 tới, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức tiếp công dân để người dân trình bày các sai phạm liên quan đến dự án Khu du lịch và giải trí Sông Lô (nay là dự án Diamond Bay) tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang.

Đây là dự án của Công ty TNHH Hoàn Cầu - doanh nghiệp được sáng lập bởi cố doanh nhân Trần Thị Hường (thường gọi là bà Tư Hường) khiến người dân bức xúc, khiếu kiện kéo dài 19 năm nay

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.