Khánh Hoà: Nhiều người dân kéo tới dự án Diamond Bay đề nghị trả đất

Ngày 8/12, nhiều hộ dân xã Phước Đồng, TP Nha Trang - Khánh Hòa đã căng băng rôn trước cổng dự án khu du lịch giải trí Sông Lô nay là tổ hợp du lịch Diamond Bay thuộc Công ty TNHH Hoàn Cầu yêu cầu được trả lại đất không thuộc dự án.
78488413_378636996250660_6589951682996600832_n

Người căng băng rôn yêu cầu công ty Hoàn Cầu trả đất và khai thông dòng chảy. (Ảnh: Khải An)

Cụ thể, trên các tấm băng rôn, người dân cho biết họ chưa nhận được quyết định thu hồi đất khu du lịch giải trí Sông Lô. Yêu cầu Công ty Hoàn Cầu trả đất cho dân tại bản đồ 22 và 23 năm 1996, xã Phước Đồng.

Cùng với việc đòi lại đất tại hai tờ bản đồ, người dân cũng yêu cầu dự án phải trả lại dòng chảy thoát nước tại thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng, tránh gây hại đến tài sản và tính mạng người dân mỗi mùa mưa lũ.

Theo người dân, từ tháng 3/2001 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg (Quyết định 252) về việc thu hồi 180,2ha tại thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng và cho Công ty TNHH Hoàn Cầu (Công ty Hoàn Cầu) xây dựng Khu du lịch giải trí Sông Lô.

Quyết định này theo tờ trích đo bản đồ địa chính khu đất từ số 24 đến 30/2001/BĐ-ĐC tỉ lệ 1/2000, do Sở Địa chính Khánh Hòa xác lập năm 2001. UBND tỉnh Khánh Hòa sau đó có quyết định về giá cho thuê đất đối với dự án ở mức 210 đồng/m2/năm.

78805636_449708885570061_6056842110080909312_n

Ông Nguyễn Văn Bình bức xúc vì bị mất đất. (Ảnh: Khải An)

Vấn đề khiến người bức xúc suốt nhiều năm qua là khi thu hồi, cưỡng chế đất của họ để giao cho Công ty Hoàn Cầu lại là các lô đất thuộc tờ bản đồ địa chính số 22; 23 đo vẽ năm 1996.

Người dân cũng cho rằng, việc thu hồi đất của họ thuộc các tờ bản đồ trích đo 24-30/2001/BĐĐC là không có cơ sở vì các tờ bản đồ này không có tọa độ. Bên cạnh đó, các tờ bản đồ này ghi năm 2001 cũng bị sửa bằng tay từ số 2000. Nội dung chỉnh sửa không được đóng dấu sửa bởi công ty lập nên không hợp lệ để làm căn cứ thu hồi đất của người dân.

"Người dân chúng tôi chưa nhận được quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình theo Luật đất đai. Vì vậy chúng tôi yêu cầu dự án phải nhanh chóng trả lại các lô đất tại hai tờ bản đồ 22 và 23", ông Nguyễn Văn Bình – một người dân bị thu hồi đất bức xúc.

Ông Lê Văn Huyền – một người dân bị thu hồi đất để làm dự án Sông Lô cũng cho biết, người dân đã có đơn kiện, kêu cứu chính quyền các cấp nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết khiến cuộc sống người dân vô cùng khó khăn.

"Tại sao nhiều văn bằng, giấy phép giả thì cơ quan chức năng bị xử lí truy cứu, trong khi đó các tờ bản đồ không đúng qui định pháp luật đã khiến người dân mất đất lại không được xử lí đến nơi đến chốn", ông Huyền cho biết.

78704648_828954860900512_7553900532159479808_n

Ông Nguyễn Đức Mai cho biết, do dòng chảy bị thu nhỏ nên gây ngập chết người trong năm 2018. (Ảnh: Khải An)

Cùng với việc đòi lại đất tại hai tờ bản đồ, người dân cũng yêu cầu dự án phải trả lại dòng chảy thoát nước tại thôn Phước Hạ (xã Phước Đồng), tránh gây hại đến tài sản và tính mạng người dân mỗi mùa mưa lũ.

Theo ông Nguyễn Đức Mai – người bị ảnh hưởng trực tiếp từ các trận lũ và ngập nước cạnh dự án Sông Lô cho biết, trước khi Công ty TNHH Hoàn Cầu triển khai dự án, toàn bộ khu vực thôn Phước Hạ là một nền đất bằng phẳng, có ba dòng chảy thoát lũ ra biển.

Sau khi triển khai, Công ty TNHH Hoàn Cầu đã lấp đi hai dòng chảy và nâng cao nền toàn bộ phần đất thuộc dự án sau đó xây tường chắn. Việc này biến toàn bộ khu vực thôn Phước Hạ thành một lòng hồ mỗi khi có mưa lũ.

"Lối thoát nước duy nhất hiện tại chỉ là một đường chảy rộng chừng hơn 5m, trong khi trước đó các lối thoát lũ có bề rộng ít nhất 20m. Lũ năm 2018 đổ về, nước không thoát kịp dâng lên ngập quá nửa nhà dân. Thử hỏi như vậy chúng tôi sống làm sao?", ông Mai bức xúc.

2ce59d4c3b6ec2309b7f

Hình ảnh ngập nặng tại nhà ông Mai cạnh dự án Diamond Bay vào năm 2018. (Ảnh: NVCC)

 

 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.