Đề án Ngoại ngữ 2020 sẽ tập trung vào vùng nông thôn, biển đảo

Phó ban quản lý đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" cho biết, đề án có thể kéo dài tới sau năm 2020 bên cạnh những điều chỉnh khác.
de an ngoai ngu 2020 se tap trung vao vung nong thon bien dao

Thời gian qua, đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" (Đề án Ngoại ngữ 2020) đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng Đề án này đã không đạt hiệu quả như mong muốn. Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn thừa nhận đến năm năm 2020, Đề án 9.400 tỷ đồng này sẽ không đạt mục tiêu đề ra. Ông Nhạ cũng cho biết sắp tới sẽ điều chỉnh Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020", trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Cách đây ít ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có báo cáo trước Quốc hội về lộ trình thực hiện đề án này. Thực tế cho thấy, giai đoạn đầu từ 2008 – 2010 dường như bị bỏ lửng do một số vướng mắc. Bộ trưởng có nói, nếu giữ nguyên các hoạt động như hiện tại thì đề án sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra”, bà Mai Hữu nói.

Bà Nguyễn Thị Mai Hữu – Phó Trưởng ban thường trực BQL Đề án Ngoại ngữ 2020 trả lời phóng viên cho biết, đề án này đã bị bỏ lửng trong giai đoạn đầu. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 được chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2008, trong đó giai đoạn 1 kéo trong 3 năm đầu. Tiếp đó là giai đoạn từ 2011 – 2015 và hiện tại đang ở giai đoạn cuối, từ 2016 – 2020. Tuy nhiên, trong thực tế phải đến năm 2011 mới có nhiều hoạt động thiết thực để phục vụ đề án.

Ngoài ra, bà Mai Hữu cho biết đề án đang gặp phải một số khó khăn về mặt nhân sự: “Dù đề án đã được lên kế hoạch và triển khai từ khá lâu, nhưng tại các địa phương, số lượng nhân sự ít và thường là kiêm nhiệm; chủ yếu là phân theo ngành dọc, từ các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành và một số trường lớn nhưng không có đội ngũ riêng biệt”.

Theo bà Hữu, đề án này phải có những điều chỉnh, bổ sung các hoạt động cho phù hợp, trong đó có việc kéo dài thời gian thực hiện giai đoạn 3. “Riêng giai đoạn 3, tức từ nay đến 2020 có vai trò nước rút, chúng tôi sẽ phải cho rà soát lại các giai đoạn đã triển khai. Nếu cần thiết sẽ phải kéo dài thêm giai đoạn 3 này ra, đồng thời điều chỉnh nội dung các hoạt động triển khai cho phù hợp giai đoạn mới. Đường lối và phương pháp giảng dạy cũng cần thay đổi”, bà Hữu nhấn mạnh.

de an ngoai ngu 2020 se tap trung vao vung nong thon bien dao
Trụ sở của BQL Đề án Ngoại ngữ 2020 tại phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội.

Trong giai đoạn tới, đề án sẽ tập trung vào các hoạt động ở các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo. “Ai cũng biết vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ (nhất là Tiếng Anh). Ở các thành phố lớn, học sinh học ngoại ngữ khá tốt. Tuy nhiên chúng tôi sẽ tập trung vào các hoạt động ở các vùng nông thôn, biên giới hay hải đảo – nơi có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn".

Theo vị này, mục tiêu của đề án là phải tạo cho học sinh tâm lý ‘muốn học’ chứ không bắt ép. "Phải để các em thấy được nếu biết ngoại ngữ, sẽ rất thuận tiện trong giao tiếp, nắm bắt thông tin và nâng cao kiến thức xã hội”, Phó trưởng ban thường trực BQL đề án khẳng định.

Bà Hữu cũng cho hay, đơn vị sẽ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thiết yếu mà địa phương chưa làm được. Các giải pháp phải mang tính hệ thống và nếu cần thiết, có thể xã hội hóa.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.