Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chương trình Giáo dục phổ thông mới hướng tới tiếp cận quốc tế

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, cốt lõi của việc triển khai thành công chương trình Giáo dục phổ thông mới là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.
bo truong phung xuan nha chuong trinh giao duc pho thong moi huong toi tiep can quoc te

Chương trình Giáo dục phổ thông mới có nhiều điểm mới

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, chương trình GDPT hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.

Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Do đó, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.

Điểm mới lần này của chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

Tại chương trình GDPT hiện hành có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp THPT chưa được xác định rõ ràng. Nhưng ở chương trình GDPT mới, phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Trong chương trình GDPT hiện hành, sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.

Chương trình GDPT mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.

bo truong phung xuan nha chuong trinh giao duc pho thong moi huong toi tiep can quoc te
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Đình Tuệ.

Chương trình GDPT hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả SGK và giáo viên.

Cho nên ở chương trình GDPT mới, bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Theo Bộ GD&ĐT, chương trình hiện hành, học sinh tiểu học học 2.353 giờ. Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học; có điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn. Chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.

Ở bậc THCS, theo chương trình GDPT hiện hành, học sinh học 3.124 giờ. Như vậy, thời lượng học ở THCS giảm 53,5 giờ.

Đối với bậc THPT, theo chương trình GDPT hiện hành, học sinh Ban cơ bản học 2.546 giờ; học sinh ban A, ban C học 2.599 giờ. Như vậy, thời lượng học ở THPT giảm mạnh, từ 262 giờ đến 315 giờ.

Về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn.

Về phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục mới phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều.

Vấn đề cốt lõi là giáo viên và cơ sở vật chất

bo truong phung xuan nha chuong trinh giao duc pho thong moi huong toi tiep can quoc te
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Đình Tuệ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) thông tin: Cả nước có 567.012 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố khoảng 424.757 phòng, tỉ lệ kiên cố 74,9%.

Trong đó: mầm non 64,9%; tiểu học 72,2%; THCS 83,4%; THPT 93,9%. Tỉ lệ trung bình phòng học/lớp ở bậc mầm non là 0,96, tiểu học 0,89, THCS 0,84, THPT 0,85. Tỉ lệ trung bình phòng học kiên cố/lớp bậc mầm non 0,63; tiểu học 0,63; THCS 0,71; THPT 0,81.

Đối với phòng học bộ môn, cấp THCS có 47.383 phòng/10.582 trường, tỉ lệ 4,5 phòng/trường (trong đó số phòng đáp ứng quy định là 33,135 phòng, đạt tỉ lệ 69,9%); cấp THPT có 13.019 phòng/2.463 trường, tỉ lệ 5,3 phòng/trường, trong đó số phòng đáp ứng quy định là 9.968 phòng, đạt tỉ lệ 76,6%

Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, về phòng học, cấp tiểu học đảm bảo yêu cầu 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày. Cấp THCS và cấp THPT bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn.

bo truong phung xuan nha chuong trinh giao duc pho thong moi huong toi tiep can quoc te
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đình Tuệ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, cốt lõi của việc triển khai thành công chương trình GDPT mới là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Về cách xây dựng chương trình, do cách tiếp cận của Chương trình GDPT mới khác trước đây nên cách xây dựng cũng khác, rất bài bản, hướng tới tiếp cận quốc tế.

Về giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp, hiện đang thừa thiếu cục bộ giáo viên. Do đó, Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị thực hiện rà soát giáo viên để có đề xuất với Bộ Nội Vụ để tuyển sinh, đồng thời tính toán lại định mức công việc của giáo viên để có thể đáp ứng được chương trình mới.

Khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, sẽ không thiếu giáo viên vì đội ngũ cần để dạy chương trình mới và chương trình cũ không chênh lệch nhiều nên không lo về nguồn tuyển. “Hiện các Sở GD&ĐT là đơn vị trực tế triển khai. Chương trình tốt đến mấy nhưng không thể phát huy được nếu đơn vị thực hiện chưa sẵn sàng. Thành bại hay không là từ đây nên rất cần các Sở GD&ĐT cùng nhau đóng góp ý kiến, chia sẻ khó khăn để sớm đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay.

Xem thêm: Chi tiết các môn học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018

bo truong phung xuan nha chuong trinh giao duc pho thong moi huong toi tiep can quoc te Giáo viên khóc với chương trình giáo dục phổ thông mới

Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố chương trình GDPT mới, nhiều giáo viên đã cảm thấy nhiều áp lực và dư luận cũng lo ...

bo truong phung xuan nha chuong trinh giao duc pho thong moi huong toi tiep can quoc te Không xáo trộn giáo viên khi dạy theo chương trình mới

Bộ GD-ĐT cho rằng việc dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng không gây xáo ...

bo truong phung xuan nha chuong trinh giao duc pho thong moi huong toi tiep can quoc te Chi tiết số tiết học của từng cấp trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1, 2 học ít nhất với 875 tiết, học sinh lớp 4, 5 học ...

bo truong phung xuan nha chuong trinh giao duc pho thong moi huong toi tiep can quoc te Chính thức công bố chương trình môn Ngữ văn mới

Ngữ văn là môn học bắt buộc được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học có tên là Tiếng ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.