Để làm mẹ không áp lực, hãy 'thu phục' ông bà nội trước đã

Chị Dương Tử Quỳnh (Hà Nội) chia sẻ bí quyết “thu phục” bố mẹ chồng thành công, để được toàn quyền chăm con theo cách của riêng mình. 

Chuyện mẹ chồng nàng dâu xung khắc vì chuyện chăm con, dạy con không phải là một vấn đề mới. Những bất đồng này khó có thể hóa giải vì bên nào cũng cho là mình đúng, là mình có cách chăm con khoa học.

Các bà thường theo kinh nghiệm dân gian và vin vào cái câu “ngày xưa mẹ đẻ mấy đứa liền, đều chăm nuôi như vậy, nó vẫn lớn, vẫn thông minh nhường này”. Phận làm con thì tất nhiên không dám cãi lời bố mẹ, nhất là bố mẹ chồng. Nhiều mẹ chia sẻ gần như bất lực vì không tìm ra cách nào để ông bà nội đồng hành cùng mình, bớt khuyên răn, bớt chỉ trích.

Chị Dương Tử Quỳnh (Hà Nội) cũng từng trải qua giai đoạn stress vì xung khắc với bố mẹ chồng sau khi có con nhỏ, chia sẻ bí quyết “thu phục” bố mẹ chồng thành công, để được toàn quyền chăm con theo cách của riêng mình.

de lam me khong ap luc truoc tien phai thu phuc ong ba noi cai da
Vợ chồng chị Quỳnh cùng bé Mimi chụp ảnh cùng ông bà nội. (Ảnh: NVCC)

- Chào chị Quỳnh, được biết từ khi mang thai, sinh con đến tận bây giờ, chị nhận được sự ủng hộ, đồng hành từ chính ông bà nội ngoại. Bí quyết nào mà chị có thể làm được điều như vậy?

Quá trình "thu phục" thành công ông bà nội ngoại đòi hỏi nhiều yếu tố. Với mình thì mình kết hợp nhiều yếu tố.

Trước hết chính người mẹ phải hiểu và nắm chắc trong lòng bàn tay những kiến thức khoa học về sữa mẹ, về cách chăm sóc trẻ sơ sinh - những điều trái với suy nghĩ và thói quen của thế hệ trước. Khi ấy có bị "vặt vẹo" cũng có cái lý mà đưa ra để thuyết phục.

Mẹo khéo mà mình tin là ông bà nội ngoại nào cũng sẽ tự theo được. Mình mua tặng ông bà hai bên một chiếc điện thoại cảm ứng, không cần đắt quá chỉ cần vào mạng xã hội là được. Sau đó mình lập nick facebook cho mẹ, hướng dẫn mẹ sử dụng, và tự động cho mẹ tham gia vào những nhóm sữa mẹ, theo dõi các mẹ sữa giỏi có kinh nghiệm.

Thế là theo trí tò mò, mình không cần giải thích nhiều. Đôi khi mở mạng ra là thấy các clip, video, bài viết về tác dụng của sữa mẹ và tác hại của sữa bò. Có mấy hôm mình chưa kịp vào đọc các bài chia sẻ, mẹ chồng đọc trước còn nói cho mình nghe nữa.

Quan trọng nhất là sự chân thành, và luôn tôn trọng ý kiến của mọi người. Mình cứ chia sẻ chân thành và đưa ra dẫn chứng cụ thể thì mình nghĩ các bà sẽ nghe.

Do cách nói của mẹ như thế nào thì quá trình “thu phục” sẽ nhanh. Mưa dầm thấm lâu, cứ nói nhiều, nói hằng ngày, tivi chia sẻ cái gì hoặc bài báo nào nói về tác hại của sữa công thức thì cứ chia sẻ nhiều. Ngoài ra phải chọn thời điểm chia sẻ, lúc ông bà vui tính, lúc cùng ăn sáng hay đi chơi, để tâm lý thoải mái thì sẽ hấp thụ kiến thức và thông tin rất tích cực.

de lam me khong ap luc truoc tien phai thu phuc ong ba noi cai da
Ba bà con cùng tươi cười chụp ảnh trong chuyến đi du lịch gần đây của gia đình. (Ảnh: NVCC)

- Trước đó, bản thân chị và ông bà có những xung đột nào về cách chăm con?

Có nhiều lắm, điển hình là việc mình vắt sữa non trữ trước khi sinh. Ông bà kịch liệt phản đối vì nghĩ sẽ gây sinh non hoặc sảy thai. Tiếp đến là chuyện mình muốn cho con da tiếp da sau sinh, ông bà cũng nói là làm như thế sợ em bé bị gãy cổ, không thở được vì mũi tịt vào bụng, ngực mẹ. Ông bà cũng không có khái niệm 72h vàng sữa non. Theo kinh nghiệm của ông bà từ xưa thì phải vắt sữa non bỏ đi, vì hôi, sữa đó không có chất. Rồi ăn móng giò thì lợi sữa, sữa ngoài 6 tháng hết chất, phải cho ăn nhiều bột, cháo mới dinh dưỡng, con mới cứng cáp, khỏe mạnh, ngực nhỏ ít sữa, ngực to con không ti được, sữa mẹ để lâu mất chất.... Nói chung những quan niệm sai lầm đó khá nhiều và cũng giống như các ông bà khác thôi.

- Theo chị, nhận được sự đồng tình của ông bà trong cách nuôi con quan trọng đến thế nào, nhất là đối với những cặp vợ chồng ở cùng ông bà?

Điều này quan trọng lắm. Vì mình ở với bố mẹ chồng, việc ăn uống dinh dưỡng từ khi bầu cho đến khi sinh Mimi, và giờ sau 6 tháng nghỉ sinh, đi làm trở lại thì bà nội là người rất quan trọng với con. Bà cho con ăn sữa mẹ trữ đông khi mẹ đi làm. Nếu không đồng quan điểm thì khó khăn lắm.

Mình thấy nhiều nhà hay so sánh , và nhiều gia đình rất "sính ngoại" tức là mua sữa công thức ở nước ngoài, càng đắt tiền sẽ càng tốt. Nhưng sau khi mình chia sẻ thì cả nhà ủng hộ, và cả nhà yêu sữa mẹ luôn. Có những lúc bà nội cho Mimi hút sữa mẹ, hút còn thừa 1 tí, bà nội tiếc vì "sữa lọc từ máu mà", rồi bà uống luôn.

de lam me khong ap luc truoc tien phai thu phuc ong ba noi cai da
Chị Quỳnh thấy mình may mắn vì nhận được sự ủng hộ, đồng hành của bố mẹ chồng trong suốt thời gian mang thai, sinh nở và chăm con hiện tại. (Ảnh: NVCC)

- Hiện tại thì ông bà hoàn toàn đồng thuận với chị về cách chăm và nuôi con chứ?

Ông bà nhà mình yêu sữa mẹ lắm, yêu đến mức Mimi uống sữa mẹ bằng ống hút khi mẹ đi làm, không uống hết vì đã no rồi, ông bà tiếc quá uống hộ luôn. Sữa mình trữ đông quá tháng, bà tiếc còn lấy ra rửa và massage mặt, anh xã cứ bị con muỗi đốt hoặc dị ứng gì đó thì lại đến bên vợ nịnh xin "thuốc sữa mẹ".

Cả nhà hai bên nội ngoại đi du lịch cùng nhau vào Đà Nẵng, đi đâu mình cũng tự tin vạch ti ra con bú tí, ông bà cứ nhìn và cười. Có hôm có 1 người nhìn thấy nói "ê xấu thế" thế là ông bảo "việc gì đâu, con cứ cho bú đi, thiên chức làm mẹ mà, thiêng liêng và đẹp lắm".

Rồi có người nói chê Mimi nhà mình bé còi, bà nội liền bảo “cháu bú sữa mẹ hoàn toàn đấy, cháu nhanh nhẹn lắm, không cần bụ bẫm, béo phì bác ạ, uống sữa bò bụ bẫm nhưng sẽ bị béo phì và dậy thì sớm đấy, ngày xưa làm gì có sữa bò đâu”.

de lam me khong ap luc truoc tien phai thu phuc ong ba noi cai da
Vì bú mẹ hoàn toàn, nên bé Mimi được chu du khắp nơi cùng mẹ. (Ảnh: NVCC)

Có được sự đồng thuận của ông bà thì rất tuyệt vời. Tâm lý mẹ thoải mái, em bé được sống trong tình yêu thương nhiều hơn. Thay vì hai thế hệ thảo luận và so sánh các cách nuôi con khác nhau thì cả nhà cùng chung "chí hướng".

Bản thân mình cũng yên tâm đi làm, ông bà cũng thoải mái đưa Mimi ra ngoài trời chơi vì kháng thể trong sữa mẹ dồi dào.

Từ khi sinh hai mẹ con cứ xách balo lên và đi, có cái titi chẳng lo gì cả. 2 tháng 8 ngày em được vào Thanh Hoá làm chương trình với mẹ, đến 6 tháng em đã được về Phú Thọ 2 lần, đi Bắc Ninh 5 lần, 7 tháng thì vào Đà Nẵng làm chương trình với mẹ 1 tuần, rồi ở lại đi Hội An, Bà Nà và bán đảo Sơn Trà. Em vẫn tươi roi rói và khoẻ mạnh. Tất cả nhờ sữa mẹ. Rồi hai lần bị cảm sốt sổ mũi lên đến 39,5 độ mà vẫn tự khỏi được. Chính những ví dụ đó càng làm cho ông bà thêm yêu sữa mẹ.

chọn
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến khởi công đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển vào cuối năm
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến xây dựng đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ QL 56 đến nút giao Vũng Vằn và đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển vào cuối năm nay.