Đề xuất ban hành chính sách về ô nhiễm không khí

Ngày 27/11, Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐHQG TP HCM phối hợp với tổ chức Change Việt Nam tổ chức hội thảo "Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lí chất lượng không khí tại TP HCM".

PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu - ĐHQG TP HCM, nhận định nếu TP không có chính sách kịp thời, mục tiêu cụ thể và chương trình hành động để kiểm soát các nguồn thải thì chất lượng không khí ngày càng đi xuống, gánh nặng về kinh tế, sức khỏe cho người dân càng tăng cao. 

Bởi hiện các tiêu chuẩn quy định về quản chất lượng không khí của Việt Nam "có vấn đề", một số tiêu chuẩn về bụi PM2.5, PM1O đều cao gấp đôi so với các nước phát triển. "Không lẽ người Việt Nam lại chịu ô nhiễm cao hơn các nước khác, vấn đề này đòi hỏi phải xem lại quy chuẩn" - PGS-TS Hồ Quốc Bằng nói.

Đề xuất ban hành chính sách về ô nhiễm không khí - Ảnh 1.

Không khí ở TP HCM thời gian gần đây liên tục bị ô nhiễm. (Ảnh: LÊ PHONG)

PGS-TS Hồ Quốc Bằng và nhóm nghiên cứu đề xuất 13 giải pháp, trong đó nhấn mạnh TP cần tổng rà soát, kiểm tra khí thải phương tiện cơ giới, cấm lưu thông đối với các phương tiện cũ , đồng thời tăng cường phương tiện công cộng. 

"Việc kiểm soát khí thải xe cơ giới được các nước trên thế giới áp dụng khá phổ biến, thông qua các trạm đăng kiểm để kiểm tra định , ví dụ phương tiện mới thì kiểm tra định 2-3 năm/lần, phương tiện cũ thì 6-12 tháng/lần, phương tiện nào không có giấy chứng nhận khí thải khi lưu thông trên đường sẽ bị CSGT xử phạt nghiêm. 

Hiện nay, việc kiểm tra khí thải ôtô dù đã có quy định nhưng thống kê cho thấy vẫn còn 20%-30% phương tiện không đủ tiêu chuẩn khí thải lưu thông trên đường. Tôi đề xuất TP cần lập đoàn kiểm tra liên ngành từ Cục Đăng kiểm, CSGT, trật tự giao thông kiểm tra đột xuất tại các bến xe để bảo đảm tính nghiêm minh" - ông Hồ Quốc Bằng đề nghị.

Ông Nguyễn Thế Đồng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho rằng Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi bổ sung sắp tới cần chuyển quản môi trường từ ứng phó bị động sang chủ động bằng cách phân nhóm các loại hình ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm để tập trung quản (phân luồng đỏ - xanh - vàng). 

Ngoài ra, Việt Nam cần sớm áp dụng phí phát khí thải đối với một số ngành nghề công nghiệp đặc thù theo nguyên tắc đơn vị nào phát khí thải gây ô nhiễm nhiều phải chịu phí nhiều.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.