Đề xuất cải tiến chữ 'Giáo dục' thành 'Záo Zụk': 'Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt'

Một số chuyên gia ngôn ngữ học cho rằng, đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền cho rằng nên viết 'Giáo dục' thành 'Záo Zụk' sẽ Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt.
de xuat cai tien chu giao duc thanh zao zuk anh huong toi tinh tham my cua chinh ta tieng viet Tác giả đề xuất cải cách Tiếng Việt: 'Phản ứng của nhiều người nói tôi bị điên cũng là đúng thôi'
de xuat cai tien chu giao duc thanh zao zuk anh huong toi tinh tham my cua chinh ta tieng viet Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'
de xuat cai tien chu giao duc thanh zao zuk anh huong toi tinh tham my cua chinh ta tieng viet Trời rét đậm rét hại, học sinh có bắt buộc phải mặc đồng phục đến trường?
de xuat cai tien chu giao duc thanh zao zuk anh huong toi tinh tham my cua chinh ta tieng viet Lùi 2 năm thực hiện chương trình GDPT mới: 'Vấn đề mấu chốt vẫn là đội ngũ giáo viên'

Thời gian qua, đề xuất một phương án cải tiến chữ quốc ngữ có chữ "giáo dục" thành "záo zụk", "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt" của PGS.TS Bùi Hiền - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông trình bày tại hội thảo “Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” ở Quy Nhơn đang gây nhiều tranh luận. Chúng tôi đã ghi nhận ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ học để làm rõ thêm thông tin.

de xuat cai tien chu giao duc thanh zao zuk anh huong toi tinh tham my cua chinh ta tieng viet
Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền đang gây ra nhiều ý kiến tranh luận. Ảnh: Internet.

Đề xuất khó thực thi?

Chia sẻ về điều này, PSG.TS Phạm Văn Tình - Tổng thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nêu quan điểm: “Một hội thảo khoa học, càng nhiều ý kiến khác nhau càng phong phú. Nhưng tôi phải khẳng định, ý tưởng cải tiến chữ tiếng Việt mới chỉ dừng lại là ý kiến của một nhà ngữ học, trình bày về một ý tưởng đã từng có. Đây chỉ là ý kiến cá nhân, không phải quan điểm của giới ngôn ngữ học, càng không phải quan điểm từ phía Nhà nước đem áp dụng cho tiếng Việt hiện nay”, PSG.TS Phạm Văn Tình khẳng định.

de xuat cai tien chu giao duc thanh zao zuk anh huong toi tinh tham my cua chinh ta tieng viet
Cuốn Kỉ yếu Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển của NXB Dân Trí. Ảnh: Đình Tuệ.

Vị chuyên gia ngôn ngữ học cũng chỉ rõ: "Hình như mọi người đang quan trọng hóa vấn đề, thấy phương án PGS.TS Bùi Hiền đưa ra là quá lạ, quá khó, nên ra sức chỉ trích. Tôi nhớ lại mấy năm trước đây, khi TS Quách Tuấn Ngọc có đề xuất đưa thêm 4 chữ cái (F, J, F, W) vào Bảng chữ cái tiếng Việt cũng nhận được phản ứng rất gay gắt từ phía dư luận. Đấy chỉ là một ý kiến tham khảo mà thôi".

“Ông Bùi Hiền có luận cứ riêng của ông, chúng ta nên ghi nhận tinh thần, thái độ của ông đối với tiếng Việt. Tôi cho rằng, hiện nay tiếng Việt có nhiều vấn đề đáng quan tâm, như hiện tượng sử dụng tiếng nước ngoài bừa bãi, ngôn ngữ thời đại công nghệ số, tiếng lóng các loại… Trước đây cũng có rất nhiều ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ được đưa ra, nhưng thực tế đã vấp phải nhiều trở ngại. Do thói quen sử dụng và nếu thay đổi sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy, làm đảo lộn nhiều thứ (dạy học sinh thế nào, xử lí các văn bản trước đây ra sao, phải cải tiến một loạt các cách viết cho toàn xã hội nói chung...).

Ngoài ra, ông Tình còn cho biết: Ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ có từ những năm đầu tiên của thế kỉ trước, ngay từ Hội nghị Quốc tế khảo cứu về Viễn Đông đã có người đề xuất phương án thay một số con chữ (K thay cho C, Q; D thay cho Đ, Z thay cho D, J thay cho GI...). Năm 1919, trên tờ Trung Bắc tân văn, nhiều tác giả (Phó Đức Thành, Dương Tự Nguyên, Nguyễn Văn Vĩnh...) cũng có nhiều đề xuất gây phản ứng, vì nếu sử dụng sẽ là "kì quặc" (viết AA thay cho Â, EE thay cho Ê, OO thay cho Ô; HỮU viết thành HUUUZZ, NHƯỠNG viết thành NHUUOONGZZ...).

Sau Cách mạng Tháng Tám, có người đề nghị viết theo kiểu đánh Telex (dùng con chữ biểu thị một số âm vị, trong có có thanh điệu, HUYỀN = F, SẮC = S, HỎI = R, NGÃ = X, NẶNG = J...). Những năm sau này, nhiều nhà Việt ngữ học cũng đưa ra một số đề xuất mà nếu công bố thì cũng gây "sốc" chẳng kém phương án của PGS TS Bùi Hiền hôm nay (vì nếu đem ra sử dụng thì sẽ phá vỡ hệ thống kí hiệu đã dùng hàng trăm năm trước đó).

PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, báo cáo của PGS.TS Bùi Hiền khi đưa vấn đề này ra bàn bây giờ vừa cũ và cũng khó thực thi.

Thay đổi cũng cần phải thận trọng

de xuat cai tien chu giao duc thanh zao zuk anh huong toi tinh tham my cua chinh ta tieng viet
Tiến sĩ (TS) Trịnh Thu Tuyết - Nguyên giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Ảnh: FBNV.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết - Nguyên giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) chia sẻ: "Thật ra, nếu nhìn nhận nghiêm túc thì Tiếng Việt của mình có rất nhiều điều bất hợp lý cả trăm năm nay. Những bất hợp lý được hợp lý hoá bằng những ước lệ mang tính mặc định trong cộng đồng sử dụng Ngôn ngữ Việt, ví dụ các chữ cái c/k/q, gi/r/d, ng/ngh...

Những mặc định đó tồn tại lâu dần thành thói quen, từ thói quen thành chuẩn mực chính tả phổ thông... Và đó là điều khó khăn khi người nước ngoài học tiếng Việt, khi họ không thể giải thích bằng cơ sở khoa học mang tính logic mà chỉ chấp nhận như một qui ước mặc định. Ví dụ nhiều học viên thắc mắc về cách viết và cách đọc chữ 'gì'...

Điểm bất hợp lý luôn tiềm tàng nhu cầu thay đổi để giảm thiểu tiến tới xoá bỏ nó, để dần mang tới tính khoa học, thẩm mỹ cho tiếng Việt. Sự thay đổi thói quen đã hình thành hàng trăm năm là điều cực kì khó khăn, khó từ việc phương án thay đổi tới vấn đề giải quyết những hệ lụy cũ trong các văn bản hàng trăm năm nay, đặc biệt là khó khăn trong tâm thế tiếp nhận của cộng đồng".

Vị nữ Tiến sĩ cũng cho rằng, vấn đề đặt ra là phải tìm phương án tốt nhất cho sự thay đổi, phương án ấy vừa khoa học, hợp lý, vừa không thay đổi quá nhiều những yếu tố có sẵn, tránh gây sốc cho cộng đồng. Phương án do PGS.TS Bùi Hiền đề xuất có quá nhiều sự thay đổi, chưa thuyết phục được người sử dụng tiếng Việt, cũng là chủ nhân đích thực của tài sản tinh thần quí giá của cộng đồng, dễ gây phản ứng là dễ hiểu.

"Tiếng nói có trước, chữ viết có sau để ghi âm tiếng nói, vậy chữ phải thể hiện được đầy đủ các sắc độ tinh tế của tiếng nói, không thể xoá nhoà và đồng nhất các sắc độ ấy, thay đổi chính âm khi buộc người sử dụng ngôn ngữ chạy theo chính tả khi đồng nhất x/s; ch/tr; r/d... Sự thay đổi theo phương án này cũng liên quan tới việc thiết lập lại hệ thống kí tự và dấu tiếng Việt trên máy tính; đặc biệt làm phương hại khá nhiều tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt.

Giá trị thẩm mỹ của một đối tượng nhiều khi chịu sự chi phối của tâm thế, thói quen của người sử dụng. Đề xuất mới cùng đoạn văn bản minh họa gây phản ứng tiêu cực cho dư luận chính là chạm phải thói quen viết/ đọc tiếng Việt hàng trăm năm nay. Khi thói quen trở thành tiêu chí thẩm mỹ, cần rất thận trọng, tránh những thay đổi không cần thiết, gây phản cảm cho người sử dụng", TS Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh thêm.

de xuat cai tien chu giao duc thanh zao zuk anh huong toi tinh tham my cua chinh ta tieng viet Tác giả đề xuất cải cách Tiếng Việt: 'Phản ứng của nhiều người nói tôi bị điên cũng là đúng thôi'

PGS.TS Bùi Hiền - tác giả đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt cho biết, ông cũng lường trước được sẽ bị nhiều người ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.