![]() |
Giá thuê vỉa hè tại quận 1 được Sở GTVT TP HCM đề nghị ở mức 100.000 đồng/m2/tháng. Ảnh: K.A |
Trước nhiều luồng ý kiến cho rằng giá cho thuê vỉa hè do Sở Giao thông Vận tải TP HCM đề xuất không phủ hợp với thực tế, chúng tôi đã liên hệ với kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Văn Tất - một trong những chuyên gia đô thị có tiếng nói đầu tiên về việc cho thuê vỉa hè để tránh lãng phí và tăng dịch vụ đô thị.
Tự nhận mình không thuộc lĩnh vực để tính ra bài toán giá trị vỉa hè cho thuê bao nhiêu là hợp lý vì nó thuộc về các ngành tài chính, KTS Nguyễn Văn Tất cho rằng, cần phải có nghiên cứu cụ thể để đưa ra con số chính xác về giá trị vỉa hè.
Con số đó phải do cả hệ thống định giá của thành phố vào cuộc khảo sát và nghiên cứu, không thể cảm tính được. Đồng thời, không thể tính đồng giá trị nhiều khu vực trong cùng một quận, vì cùng ở quận 1 nhưng đường Nguyễn Huệ sẽ khác đường Phùng Khắc Khoan hay Lê Duẩn phải có giá khác Nguyễn Thị Minh Khai.
![]() |
Cần định giá đúng giá trị vỉa hè để tránh thất thoát và kích cầu dịch vụ vỉa hè. Ảnh: K.A |
“TP có thể thống kê hiện nay người dân cho thuê vỉa hè bao nhiêu tại các địa điểm cụ thể đế có tính toán hợp lý”, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc TP nhận định.
Theo KTS Nguyễn Văn Tất, chuyện cho thuê vỉa hè liên quan đầu tiên đến việc quy hoạch, thiết kế đô thị cho vỉa hè, trong đó có phần cho thuê.
“Không thể nói cho thuê là chính quyền địa phương định giá rồi cho thuê mà phải tính toán cho thuê như thế nào, cự ly, diện tích, tỷ lệ, giá cả… đều phụ thuộc vào từng lề đường một”, vị KTS nêu quan điểm.
Ông cũng cho rằng, để vỉa hè được sử dụng hiệu quả nhất cần phải thông qua thiết kế đô thị của những người làm chuyên môn cùng với phần quản lý nhà nước. Vị KTS ví von, giải pháp sử dụng lề đường cũng như thiết kế một cái nhà.
![]() |
Hiện vỉa hè đang được giao cho địa phương quản lý. Ảnh: K.A |
Cùng một diện tích nhưng có nhiều căn nhà sử dụng rất tốt nhưng cũng có căn ở không được dù có rộng mênh mông do thiết kế không tốt.
Lề đường cũng vậy, nếu thiết kế khéo, quỹ đất cho thuê tốt, giá cả phù hợp và tiện dụng cho công năng còn lại việc lập lại trật tự, dịch vụ vỉa hè sẽ tốt theo. Nhưng nếu thiết kế không tốt sẽ rối lên, trật tự vỉa hè sẽ mất.
“Trước mắt có thể thấy, chính quyền đã có bước chuyển khi ghi nhận các ý kiến chuyên gia để tìm phương án cho thuê lại vỉa hè là điều đáng quý.
Tuy nhiên, cần phải có một tổng công ty của TP đứng ra định giá, cân đối hết tất cả các bài toán, không thể giao cho quận hay phường đứng ra khai thác. Nếu để địa phương khai thác chắc chắn sẽ không hiệu quả”, ông Tất gợi ý.
![]() |
Cần tính toán chi tiết để vỉa hè được sử dụng hiệu quả. Ảnh: K.A |
Theo vị Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc, hiện thành phố chưa thiết kế cụ thể cho đô thị TP HCM và việc quản lý vỉa hè đang giao cho địa phương.
Vậy nên có chỗ cho để xe sát mép đường, nơi khác lại cho để xe sát của nhà dân rồi chừa một khoản nhỏ để đi bộ. Từ đó cho thấy một sự không đồng bộ của TP vì đây là vấn đề của dân thiết kế để tính giải pháp hợp lý.
“Do đó, cần có sự nghiên cứu đồng bộ về giá trị vỉa hè của toàn đô thị thông qua một tổng công ty. Công ty này chịu trách nhiệm khai thác nhưng phải khai thác chất xám của giới thiết kế vào trong việc thiết kế chi tiết cho vỉa hè đô thị, cân đối giữa diện tích cho thuê kinh doanh với diện tích công ích còn lại.
Khoan nói đến chuyện giá cao thấp, vì chưa nghiên cứu thì chưa có cơ sở phán định giá cao hay thấp”, KTS Nguyễn Văn Tất cho biết.
![]() |
Tái lấn chiếm vỉa hè với những câu chuyện đời thường
Sau khoảng hai tháng quận 1 (TP HCM) và các quận khác dừng ra quân lập lại trật tự vỉa hè, một số tuyến đường ... |
Ngoài ra, ông Tất cũng cho rằng, cần nghiên cứu kỹ cho thuê như thế nào để đúng giá và kích thích dịch vụ đô thị tăng.
Nếu đưa cao quá sẽ làm chậm sự phát triển dịch vụ đô thị, còn thấp quá sẽ lãng phí. Do đó, cần có sự nghiên cứu kỹ và có cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm để định giá đúng giá trị vỉa hè.
Theo ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP HCM), thành phố quy định 6 trường hợp được phép sử dụng vỉa hè: tiệc cưới, tang lễ; hoạt động trông giữ xe công cộng có thu phí; phục vụ thi công xây dựng để sửa chữa các công trình; buôn bán hàng hóa; hoạt động xã hội; để xe tự quản trước nhà.
Bên cạnh đó, trên cơ sở đề xuất của các quận huyện, năm 2009 TP HCM cũng ban hành danh sách tuyến đường nào được sử dụng để kinh doanh buôn bán, được đậu xe, được để xe tự quản trước nhà.
Trước đó, Sở GTVT TP HCM có văn bản xin ý kiến các sở ngành về dự thảo đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố. Theo đó, mức thu tại quận 1 là 100.000 đồng/m2/tháng; quận 3 là 80.000 đồng/m2/tháng; quận 4 và quận Bình Thạnh là 30.000 đồng/m2/tháng; quận 5 là 50.000 đồng/m2/tháng; quận 6 và Tân Bình là 25.000 đồng/m2/tháng; quận 10 là 45.000 đồng/m2/tháng; quận 11 là 35.000 đồng/m2/tháng; quận Phú Nhuận là 40.000 đồng/m2/tháng. Riêng các quận 2, 7, 8, 9, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ là 20.000 đồng/m2/tháng. Ngoài ra, Sở GTVT cũng quy định mức phí sử dụng tạm thời lòng đường để đậu xe. Dự kiến, mức phí đậu xe ô tô từ 10 chỗ trở xuống, mức phí tối đa đối với khu vực 1 là 20.000 đồng/xe/lượt ban ngày và 40.000 đồng/xe/lượt ban đêm; đối với các khu vực còn lại là 15.000 đồng/xe/lượt ngày và 30.000 đồng/xe/lượt ban đêm. Đối với xe ô tô trên 10 chỗ, mức phí tối đa đối với khu vực 1 là 25.000 đồng/xe/lượt ban ngày và 50.000 đồng/xe/lượt ban đêm; đối với các khu vực còn lại là 20.000 đồng/xe/lượt ban ngày và 40.000 đồng/xe/lượt ban đêm. |
![]() |
Có thể áp dụng kinh nghiệm quốc tế để dẹp vỉa hè ở Việt Nam?
Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, người có nhiều công trình nghiên cứu về TP HCM cho rằng, Việt Nam có thể áp dụng cách ... |
![]() |
Người dân 'tròn mắt' nhìn xe buýt thản nhiên leo lên vỉa hè
Nhiều người đi đường cũng như cư dân mạng tỏ ra bức xúc trước việc một xe buýt thản nhiên leo lên vỉa hè để ... |