Ngày 4/6, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tổng kết thanh tra diện rộng quản lí thông tin thuê bao trả trước.
Một nội dung đáng chú ý tại hội nghị là Thanh tra Bộ kiến nghị yêu cầu chủ thuê bao nhập kèm số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước hoặc hộ chiếu trong lần nạp thẻ điện thoại đầu tiên, để cập nhật thuê thông tin thuê bao chính xác, tránh tình trạng SIM rác.
Sau lần đó, việc nạp thẻ diễn ra bình thường.
Ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông cần tích cực đưa ra các giải pháp giải quyết một cách hiệu quả đối với tình trạng SIM rác.
Theo ông Trí, việc siết chặt quản lí SIM rác thực chất mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp vì dư địa thi trường viễn thông không còn nhiều. Nếu doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến chi phí ngày càng lớn trong khi lợi nhuận đi xuống.
Ngày 17/9/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã triển khai thanh tra diện rộng quản lí thông tin thuê bao trả trước, trên phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ TTTT cũng yêu cầu UBND các tỉnh thành cùng các bộ ngành liên quan, quản lí thị trường phối hợp để thực hiện đợt thanh tra từ 1/10/2019 - 20/11/2019.
Kết quả thanh tra cho thấy, tổng số thuê bao của 5 doanh nghiệp viễn thông hiện đạt 130 triệu thuê bao. Trong đó, Viettel gần 67,5 triệu, VNPT gần 32 triệu, Mobifone hơn 26 triệu, Vietnamobile 4,4 triệu và Gtel gần 239.000 thuê bao.
Các lực lượng chức năng đã thu giữ 6.900 SIM được đăng kí sẵn thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ. Trước thực trạng vẫn còn bán SIM rác trên thị trường, Thanh tra Bộ đã tiến hành xử phạt 4 doanh nghiệp gồm: Viettel, Mobifone, VNPT và Vietnamobile, mỗi doanh nghiệp 90 triệu đồng.
Ngoài ra, 12 chi nhánh của các nhà mạng cũng bị xử phạt với số tiền 190,3 triệu đồng, cùng với 21 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông khác.
Tổng số tiền xử phạt lên tới 777 triệu đồng.
Theo Bộ TTTT, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đã lợi dụng thông tin cá nhân của khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụ trước đây để tiếp tục giao kết hợp đồng theo mẫu.
Có tình trạng sao chép, trao đổi hình chụp thuê bao, hình chụp chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân giữa các chủ điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
Ngoài ra, tình trạng chiết khấu trực tiếp cho các đại lí với mức chiết khấu cao khi có thuê bao mới phát sinh vẫn còn tồn tại. Điều này dẫn đến việc các đại lí bất chấp quy định, để đăng ki ảo và kích hoạt SIM rác.
Để hạn chế tình trạng SIM rác, Thanh tra Bộ TTTT đề xuất không cho phép chủ thuê bao tự kiểm tra thông tin thuê bao, thông qua tin nhắn 1414 và qua website.
Ý tưởng nhập số chứng minh thư nhân dân trong lần nạp thẻ điện thoại đầu tiên cũng nằm trong đề xuất này, nhằm quản lí hiệu quả SIM, số, tránh tình trạng SIM rác như hiện nay.
Tuần trước, vào ngày 30/5, Thủ tướng đã đạo cấp phép thí điểm Mobile Money cho dịch vụ có giá trị nhỏ.
Tình trạng SIM rác tràn lan chắc chắn sẽ là một trở ngại cho việc hiện thực hoá dịch vụ thanh toán điện tử này. Bởi những thuê bao muốn tham gia dịch vụ Mobile Money phải có thông tin chính xác để định danh.
Bộ TTTT đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông nếu không có thông tin thuê bao chính xác sẽ không được cung cấp dịch vụ này. Vì vậy, các nhà mạng phải nhanh chóng hoàn thiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao của khách hàng.
Đô thị 08:29 | 13/07/2020
Nhà đất 08:06 | 13/07/2020
Kinh doanh 08:03 | 13/07/2020
Đô thị 08:03 | 13/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020
Du lịch 06:00 | 29/06/2020
Tiêu dùng 20:34 | 28/06/2020