Tại hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi năm 2017 ở Hà Nội diễn ra sáng 15/12, nhiều đại biểu đã có ý kiến đóng góp xung quanh câu chuyện biên soạn SGK và việc miễn giảm học phí cho học sinh học ở các trường ngoài công lập.
![]() |
GS. Viện sĩ Đào Trọng Thi – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: TG. |
GS. Viện sĩ Đào Trọng Thi – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội phân tích: "Việc biên soạn SGK là rất cần thiết và trong Nghị quyết của Quốc hội cũng đã nêu rõ. Một chương trình thống nhất mang tính chất linh hoạt và nhiều SGK chứ không phải là một bộ SGK, bởi một người có thể soạn quyển này không soạn quyển kia. Nhưng đây là nghị quyết về một cuộc đổi mới có quy định về thời điểm đổi mới.
Ví dụ, ta quy định năm 2019 là thời điểm bắt đầu chuyển sang sử dụng SGK mới. Nghị quyết Quốc hội là giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK để có sách thực hiện đúng quy trình đó. Trước kia giao cho đơn vị tư nhân người ta bảo sang năm họ mới biên soạn, không lẽ chúng ta cũng chờ tới sang năm? Tuy nhiên, trong luật thì có thể không vì luật không quy định vào một cuộc đổi mới mà quy định vào một quá trình ổn định. Vì thế, khi có quyển SGK mới thì sẽ không dùng quyển cũ nữa. Còn chưa có sách mới thì vẫn có thể dùng sách cũ.
Còn cuộc đổi mới thì có tính chất thời điểm, vì thời điểm đấy có dạy theo tích hợp đâu, nội dung môn học đã thay đổi rồi. Mục tiêu giáo dục là phẩm chất năng lực, còn SGK cũ là truyền thông kiến thức nên không thể dùng được sách cũ".
Từ đó, GS Thi cho rằng, để chủ động được thời điểm có một bộ SGK để thực hiện thì phải giao cho một đơn vị có trách nhiệm. Khi cần thiết, nhà nước phải cho đơn vị này một nguồn vốn nhưng theo nguyên tắc, cấp vốn cho họ làm nhưng sau đó sẽ phải thu lại. Tức là, Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Bộ GD&ĐT làm. Nhưng nếu đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về một cuộc đổi mới chương trình SGK thì phù hợp hơn, còn đưa vào luật thì không cần thiết.
![]() |
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: TG. |
Chung quan điểm trên, bà Trần Thị Tâm Đan - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, Bộ GD&ĐT phải chỉ đạo tất cả các đơn vị, cá nhân đăng ký viết SGK. Bộ cũng cần thể hiện vai trò thẩm định, lựa chọn những sách nào để thực hiện trong thực tiễn và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
"Theo tôi, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng không cần thiết chỉ đạo làm riêng một bộ SGK của Bộ. Bộ nên để cho các NXB khác bình đẳng trong việc đăng ký với Bộ làm một bộ SGK. Tôi nghĩ việc công bố vào luật là phải có một bộ SGK do Bộ GD&ĐT biên soạn là không nên", bà Tâm Đan chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề miễn học phí cho học sinh tới cấp THCS, ông Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: “Hiện tại chúng ta có hai loại hình trường ngoài công lập. Đó là trường tư dịch vụ tư, trường này dành cho giới nhà giàu. Thứ hai là trường tư dịch vụ công. Tôi đồng ý không miễn học phí trường tư dịch vụ tư nhưng nếu trường tư dịch vụ công không được sự đầu tư của Nhà nước là không công bằng”.
![]() |
Ông Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: TG. |
Ông Dũng cho biết, chúng ta nên phân biệt rạch ròi Nhà nước chi hay tư nhân chi. Trường công Nhà nước chi còn trường tư do tư nhân chi. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta có hai loại hình trường tư. Đó là trường tư dịch vụ tư, trường này dành cho giới nhà giàu. Thứ hai là trường tư dịch vụ công.
“Tôi đồng ý không miễn học phí ở các trường tư dịch vụ tư, những trường như hệ thống trường A. (vì lý do truyền thông, chúng tôi xin đổi tên trường ông Sĩ Dũng nêu) chẳng hạn... nhưng nếu trường tư dịch vụ công không được sự đầu tư của Nhà nước là không công bằng. Tôi đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều trường tư có dịch vụ công, ở đó nhiều học sinh con nhà nghèo, con em lao động... theo học vì không đủ điều kiện vào trường công lập.
Vì thế phải phân rõ 2 loại trường tư kiểu A với các trường khác. Do đó đề xuất của tôi là chia đều ngân sách cho cả trường tư cung cấp dịch vụ công. Đặc biệt, nguyên tắc của dịch vụ công, mức học phí phải phù hợp và Nhà nước phải can thiệp. Điều này khác với trường dịch vụ tư. Do đó cần có phương án hợp lý, hoặc quy định mức học phí cho trường tư cung cấp dịch vụ công. Làm sao phải đảm bảo công bằng xã hội”, ông Nguyễn Sĩ Dũng khẳng định.
![]() |
Ra đề Văn mở: Cần tôn trọng quan điểm riêng của người học
Theo một số giáo viên, việc đưa ra đề văn mở cho học sinh làm cần phải tôn trọng quan điểm cá nhân của các ... |