Nhiều Sở 'xin' Bộ lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Do còn nhiều vướng mắc trong khâu chuẩn bị về nhân sự và cơ sở vật chất, nhiều địa phương đã kiến nghị với lãnh đạo Bộ GD&ĐT lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
nhieu so xin bo lui thoi gian thuc hien chuong trinh giao duc pho thong moi Tổng kết năm học 2016 - 2017: Học sinh Việt Nam 'bội thu' huy chương
nhieu so xin bo lui thoi gian thuc hien chuong trinh giao duc pho thong moi 5 nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục trung học năm học 2017 - 2018
nhieu so xin bo lui thoi gian thuc hien chuong trinh giao duc pho thong moi 'Dù biết ngành sư phạm khó xin việc, nhưng em vẫn chọn vì đó là đam mê của em'

Tại hội nghị tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã lắng nghe báo cáo và ý kiến tham luận từ phía đại diện các Sở Giáo dục trên cả nước.

nhieu so xin bo lui thoi gian thuc hien chuong trinh giao duc pho thong moi
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết năm học 2016 - 2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 tại Hà Nội sáng 21/8. Ảnh: Đình Tuệ.

Trong đó, một số địa phương đã kiến nghị xin lùi thời gian thực hiện Chương trình GDPT mới vì còn gặp nhiều khó khăn trong khâu chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định, việc thực hiện chương trình GDPT mới cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng về đội ngũ cán bộ nhân sự giáo dục cũng như cơ sở vật chất. Nếu Bộ triển khai đúng thời hạn (tức từ năm học 2018 - 2019) thì tỉnh Nam Định sẽ gặp khó khăn.

Đại diện tỉnh Nam Định cho rằng: "Việc lùi thời gian thực hiện Chương trình GDPT mới là cần thiết để các địa phương chuẩn bị. Thêm nữa, chất lượng GDPT chưa đến mức cấp bách phải đổi mới ngay. Do đó không cần quá gấp gáp, vội vàng thực hiện chương trình mới khi mà các điều kiện chưa chuẩn bị tốt".

Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An Nguyễn Thị Kim Chi, lộ trình chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT mới thời gian qua đã được Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm túc bài bản. Xuất phát từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đại diện này cho rằng, chắc chắn các địa phương ở miền núi (điều kiện kinh tế đầu tư cơ sở vật chất giáo dục còn khó khăn, thiếu thốn) sẽ gặp khó nếu triển khai chương trình mới đúng thời hạn.

Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ: "Chương trình GDPT tổng thể mới khá hoàn chỉnh, dạy - học theo hướng tích hợp, lồng ghép, hướng nghiệp cao, chú trọng phát huy năng lực học sinh. Cơ cấu môn học và dung lượng kiến thức có sự tính toàn phân bố phù hợp.

Tuy nhiên, nếu có thể được đề nghị Bộ GD&ĐT kiến nghị với Chính phủ lùi thời gian thực hiện 1 năm. Tốt nhất là để năm 2019 - 2020 triển khai. Mục tiêu là để có khoảng thời gian vật chất cần thiết cho các Sở GD&ĐT bồi dưỡng cán bộ giáo viên. Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 17.000 giáo viên. Việc bồi dưỡng đội ngũ nhân lực trực tiếp triển khai chương trình mới cần có thời gian làm cẩn thận và không thể chủ quan.

Từ đầu cầu Vĩnh Long, lãnh đạo địa phương này cũng đề xuất Bộ GD&ĐT tập trung vào vấn đề truyền thông chương trình GDPT tổng thể mới và có hướng dẫn thực hiện cụ thể, chi tiết rõ ràng từng phần gửi tới các địa phương trên cả nước.

Đại diện tỉnh Vĩnh Long cho biết, yếu tố cốt lõi để thực hiện thành công chương trình GDPT mới chính là giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay giáo viên đa phần chưa đáp ứng yêu cầu mới. Bộ GD&ĐT nên dành thời gian đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ đáp ứng chuẩn chương trình mới trực tiếp, không đào tạo qua hình thức gián tiếp.

Ngoài ra, một vấn đề lớn khác của chương trình GDPT mới là cơ sở vật chất. Đối với các tỉnh, thành phố lớn có thể có khả năng bắt kịp và triển khai chương trình đúng thời hạn nhưng các vùng núi, biển và hải đảo thì khó có thể làm được điều này.

Cần làm thật chậm mà chắc

Tham dự và phát biểu tại hội nghi lần này, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & nhi đồng của Quốc hội đã đưa ra một số góp ý với việc thưc hiện Chương tình GDPT mới.

nhieu so xin bo lui thoi gian thuc hien chuong trinh giao duc pho thong moi
Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Đình Tuệ.

Ông Bình cho biết: “Chương trình Phổ thông quốc gia tích hợp theo hạn định được triển khai từ năm 2016. Quan điểm của Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng là làm sao có chương trình học tốt nhất cho các em. Một lần làm là một lần khó. Chúng ta phải chuẩn bị chương trình, phương pháp, thầy cô trọn vẹn.

Một điều rất thử thách nữa là chuẩn bị điều kiện cơ sở. Có lẽ chúng ta phải xem xét rất kỹ điều này. Không thể tiếp tục triển khai để lại đổi mới và sửa. Chúng ta làm thật chậm thật kỹ, thật trọn vẹn. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ về những vùng sâu, vùng xa và các em học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Liệu ở đó có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng chương trình mới không và liệu học sinh miền núi sẽ học gì? Học sinh vùng cao có phải học đúng giống như miền xuôi không? Chúng ta không đặt các em thấp hơn học sinh đô thị, đồng bằng nhưng phải đặt chương trình phù hợp với các em".

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.