Những ngày gần đây, sự kiện đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền nhận được đông đảo sự quan tâm của công chúng. Điểm gây nhiều tranh cãi trong dư luận là việc thay đổi một số chữ cái phụ âm bằng chữ cái khác.
Chữ quốc ngữ cải cách của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt...
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với một số học sinh để biết được suy nghĩ của các em về vấn đề đang xảy ra nhiều tranh luận này.
Đoạn văn Luật "Záo zụk" khiến nhiều bạn trẻ Việt "méo mặt" vì không dịch được. |
"Em nghĩ đây không phải là teencode"
Em Hoàng Đức Minh, học sinh lớp 7 trường THCS Thị trấn Vũ Thư, Thái Bình chỉ dịch được 2 câu văn đầu tiên trong đoạn văn này, nhưng là 2 câu... đứt đoạn. "Em chỉ dịch được chỗ nào viết gần giống với cách chúng em hay chat, nhắn tin với nhau trên mạng và qua điện thoại thôi. Còn lại thì tắt quá và em chưa tìm ra quy luật kí hiệu này nên cũng chịu", Minh chia sẻ trong khi nhiều lần nhìn lại đoạn văn bản này.
PGS Bùi Hiền khẳng định thay đổi chữ, không thay đổi nghĩa của từ. |
Khi được hỏi những chữ viết trong văn bản này liệu có phải là "teencode", Minh phân tích: "Em nghĩ đây không phải là teencode đâu ạ, hoặc là một kiểu nhái của nó. Vì bình thường em vẫn sử dụng trong giao tiếp với bạn bè nhưng ký hiệu trong đoạn văn này thì không thể đọc và dịch được. Em nghĩ nếu đưa ký hiệu này vào áp dụng thì có thể em sẽ phải nghỉ học 1 năm để học thêm. Vì thực sự kiến thức trên trường đã nặng rồi, bây giờ học lại chữ viết nữa thì không đủ sức".
Nguyễn Trang, học sinh lớp 12 của một trường THPT ở Thái Nguyên cũng đành buông bỏ đoạn văn trên vì lý do chỉ dịch được đến... chữ thứ 7.
"Em cảm thấy những ký hiệu này bắt nguồn từ cách viết tắt của một bộ phận giới trẻ bây giờ. Rất khó hiểu, khó đọc và khó chịu mỗi khi có người nào đó nhắn cho mình. Cũng như ký hiệu teencode, em cho rằng không nên sử dụng trong giao tiếp hằng ngày vì sẽ làm mất đi bản sắc truyền thống phong tục của người Việt", Trang chia sẻ.
"Nếu như những ký hiệu này được phổ biến rộng rãi thì em nghĩ nên bắt đầu từ những em nhỏ, khoảng học tiểu học thì các em dễ dàng đón nhận hơn. Vì khi này các em mới bắt đầu học về chữ viết, cách đọc, phát âm. Còn với tầm tuổi như bọn em bây giờ thì khá khó và mất nhiều thời gian", Trang bình luận thêm.
Chỉ thay đổi chữ chứ không thay đổi nghĩa của từ - Nhiều người cho rằng đề xuất về cải tiến chữ quốc ngữ của ông giống với ký hiệu teencode - ngôn ngữ của giới trẻ bị ném đá rất nhiều. Ông bình luận như thế nào về nhận xét này? PGS.TS Bùi Hiền: Tôi không làm code, tôi làm chữ viết phản ánh tiếng nói của người Việt. Hai kiểu này không giống nhau và không nên bị nhầm lẫn. Các bạn trẻ sử dụng trên mạng xã hội, nhắn tin qua điện thoại với nhau bằng những ký hiệu riêng thì đó là chuyện của họ. Còn đây là chữ phản ánh toàn bộ hệ thống chữ viết, ngữ âm của tiếng Việt. - Một ý kiến khác cho rằng, chúng ta nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu thay đổi như đề xuất thì sẽ khó giải nghĩa từ hơn trước. Ông có cho rằng đề xuất của mình sẽ làm mất đi sự trong sáng, tinh tế của tiếng Việt hay không? PGS.TS Bùi Hiền: Chữ Việt và tiếng Việt là hai khái niệm khác nhau. Chữ Việt phản ánh lại tiếng Việt. Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết nói về nội dung, ý nghĩa của từ được sử dụng trong văn bản ngôn ngữ tiếng Việt. Nghĩa là trong văn bản tiếng Việt nhưng sử dụng nhiều từ ngữ thuộc tiếng nước ngoài không phù hợp, không cần thiết. Điều này làm cho văn bản tiếng Việt không còn trong sáng. Đề xuất của tôi chỉ thay đổi chữ chứ không thay đổi nghĩa của từ và cách phát âm của từ đó. Và cách thay đổi phương thức biểu đạt của chữ viết để đơn giản, dễ nhớ và bớt cồng kềnh hơn. Nhiều người nhầm lẫn thay đổi chữ sẽ thay đổi nghĩa nên cảm thấy đề xuất của tôi là "có vấn đề". |
Đề xuất cải tiến tiếng Việt ‘Giáo dục’ thành ‘Záo Zụk’: ‘Tinh thần vì cái chung của PGS.TS Bùi Hiền là rất đáng hoan nghênh’
Đó là ý kiến chia sẻ của PGS.TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền trước đề xuất ... |