'Dẹp loạn' vỉa hè: 'Có tình, có lý' mới lâu dài?

Chuyên gia giao thông nêu 4 nhóm giải pháp "có tình, có lý" trong vấn đề "dẹp loạn" vỉa hè.
dep loan via he co tinh co ly moi lau dai Những mũi khoan quyết liệt giành lại vỉa hè
dep loan via he co tinh co ly moi lau dai Sau TP HCM, Đồng Nai quyết 'giành' lại vỉa hè cho người đi bộ
dep loan via he co tinh co ly moi lau dai 'Dẹp loạn' vỉa hè: TP HCM dùng tin nhắn, Hà Nội gửi thư ngỏ
dep loan via he co tinh co ly moi lau dai
Hà Nội đồng loạt ra quân "dẹp loạn" vỉa hè ngày 10/3. Ảnh: Đoàn Lê

TP HCM, Hà Nội và một số địa phương khác trên cả nước đang tích cực vào cuộc "dẹp loạn" vỉa hè. Trả lại vỉa hè cho người đi bộ là câu chuyện không mới và người dân kỳ vọng không "bắt cóc bỏ đĩa".

Là người có 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông cho rằng việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ cần phải có tình, có lý. Xuất phát từ quan điểm trên, ông Thủy cũng đưa ra bốn nhóm giải pháp để việc giành lại vỉa hè được lâu dài.

Thứ nhất, theo TS Thủy, chúng ta cần đầu tư xây dựng gara để ô tô, nơi để xe máy phù hợp với người dân ở từng khu vực (kinh doanh, giải trí...). Bởi lẽ, có nơi để xe máy thuận thiện thì sẽ không có chuyện xe tràn lan trên vỉa hè.

Thứ hai, xây dựng những nơi giải quyết việc buôn bán cho hàng vạn người dân đang sống nhờ vỉa hè. "Đây là giải pháp mang tính nhân văn. Bởi lẽ, có rất nhiều gia đình sống bằng vỉa hè", TS Thủy nói.

Thứ ba, về lâu dài, chúng ta cần giám sát thường xuyên, xử lý thường xuyên, tránh trường hợp "tái chiếm" vỉa hè. Và thứ 4 là giáo dục người dân tinh thần tự trọng, tự giác xây dựng nếp sống văn minh nơi đô thị.

dep loan via he co tinh co ly moi lau dai
Nhiều biện pháp mạnh được sử dụng nhằm lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Ảnh: Đoàn Lê

Cũng theo TS Thủy, giành lại vỉa hè là câu chuyện dài. Trong thời kỳ quá độ, chúng ta có thể tạo điều kiện cho người dân bằng cách kẻ vạch vôi ở những nơi vỉa hè rộng, dành một phần cho người đi bộ; còn lại tạo điều kiện cho người buôn bán để xe, giảm bớt khó khăn.

Liên quan đến động thái "dẹp loạn" vỉa hè của TP HCM và Hà Nội thời gian qua, TS Thủy cho rằng đây là động thái hoàn toàn đúng bởi tình trạng này đã kéo dài hơn chục năm qua.

Ngoài ra, theo TS Thủy, các địa phương khi tiến hành giành lại vỉa hè thì cần có sự giải thích, tuyên truyền để người dân thực hiện trước. Trường hợp nào chây ì thì mới triển khai cưỡng chế.

Sáng 10/3, thực hiện theo kế hoạch của Ban chỉ đạo 197 TP Hà Nội, toàn bộ các lực lượng cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố đã ra quân để lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè. Để thực hiện kế hoạch, tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự ATGT, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện ngày 4/3, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu các lực lượng chức năng cần tập trung vào xử lý các trường hợp như:

Các cửa hàng kinh doanh ăn uống; Hàng bán hoa trên vỉa hè; Cửa hàng kinh doanh hoa quả lấn chiếm vỉa hè; Cửa hàng kinh doanh đồ điện máy; sửa chữa xe máy; Cửa hàng bán quần áo, đồ thời trang; bán đồ thể thao, bán tranh; Các điểm trông giữ xe trái phép trên vỉa hè; Các trường hợp kinh doanh, dán nhãn quảng cáo rao vặt; Các trường hợp vi phạm về môi trường, vứt rác ra ngoài đường; Các trường hợp đeo bám khách du lịch; Các trường hợp sử dụng phương tiện ba bánh giả danh thương binh.

chọn
Cận cảnh cầu vượt đường sắt nối nút giao Liêm Tuyền - QL1A ở Phủ Lý, Hà Nam đang xây dựng
Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam kết nối đường Lê Duẩn với QL 1A và cầu Châu Sơn ở TP Phủ Lý, Hà Nam nhằm loại bỏ xung đột giao thông giữa đường sắt quốc gia với đường bộ.