Điện ảnh hóa cải lương: Đi lên từ sự khốn đốn

Việc đầu tư sản xuất những tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ các vở cải lương kinh điển ở thời điểm hiện tại được xem là bước đi liều lĩnh, khi cải lương không còn ở thời hoàng kim và thị trường phim Việt đang phải cạnh tranh khốc liệt với sự đổ bộ hàng loạt của "bom tấn" nước ngoài. 
dien anh hoa cai luong di len tu su khon don Thăng trầm cùng cải lương: Tình yêu trên sàn diễn

Khơi dậy tình yêu cải lương

Khoảng 10 năm trở lại đây, cải lương bước vào giai đoạn bi kịch và khủng hoảng trầm trọng. Nhiều vở tuồng làm ra thua lỗ, nhà hát cải lương bị thu hẹp dần, nghệ sĩ thiếu đất sống phải mưu sinh bằng những công việc khác để bám trụ với nghề, khâu sản xuất các vở diễn bị đình trệ, không mấy ai dám làm cải lương. Trước thực trạng đó, những người yêu mến bộ môn nghệ thuật này đã nghĩ ra nhiều phương pháp để vực dậy cải lương và một trong số đó là điện ảnh hóa cải lương.

dien anh hoa cai luong di len tu su khon don
Cố NSƯT Út Bạch Lan và NSƯT Thanh Nga trong vở tuồng Nửa đời hương phấn

Có thể nói, việc đầu tư sản xuất những tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ các vở cải lương kinh điển ở thời điểm hiện tại được xem là bước đi liều lĩnh, khi cải lương không còn ở thời hoàng kim và thị trường phim Việt đang phải cạnh tranh khốc liệt với sự đổ bộ hàng loạt của "bom tấn" nước ngoài.

Từ đầu năm 2018 đến nay, có 3 dự án điện ảnh về đề tài cải lương được giới thiệu đến công chúng gồm: Gạo chợ nước sông, Song lang và mới đây nhất là Nửa đời hương phấn. Điểm chung của 3 bộ phim này là đều nhằm tôn vinh cải lương nhân kỷ niệm 100 năm bộ môn nghệ thuật truyền thống này hình thành và phát triển.

dien anh hoa cai luong di len tu su khon don
Vở cải lương Nửa đời hương phấn sẽ được chuyển thể thành phim điện ảnh

Chia sẻ về quyết định điện ảnh hóa vở tuồng kinh điển Nửa đời hương phấn của hai soạn giả lừng lẫy Hà Triều – Hoa Phượng ra đời vào cuối thập niên 1950 tại Sài Gòn, đạo diễn Đỗ Thành Anh cho biết, chủ trương của anh cùng nhà sản xuất là sẽ thực hiện kịch bản bằng hình thức phái sinh, phóng tác lại các kiệt tác văn học, sân khấu của Việt Nam, hạn chế tối đa việc mua kịch bản, làm phim remake. Ngoài ra, cải lương còn là bộ môn nghệ thuật mà đạo diễn phim Nửa đời hương phấn yêu mến và ấp ủ dự án điện ảnh hóa từ rất lâu nhưng chưa có cơ hội thực hiện.

"Tôi là người gốc An Giang và yêu cải lương từ thuở bé, hơn nữa nhà tôi lại gần sát nhà soạn giả Hoa Phượng, vì vậy mà tôi đặc biệt yêu mến những vở cải lương của ông, trong đó có vở Nửa đời hương phấn. Trong sự nghiệp đạo diễn của mình, tôi luôn ấp ủ dự định sẽ thực hiện một phim về đề tài cải lương và đến bây giờ tôi mới làm được. Tôi chuyển thể kiệt tác Nửa đời hương phấn thành tác phẩm điện ảnh theo hình thức phái sinh. Tính đến nay, kịch bản cải lương Nửa đời hương phấn đã gần 60 tuổi. Đây là một trong những dự án điện ảnh nhằm tôn vinh đôi soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng nhân kỷ niệm 100 năm ngày cải lương ra đời", đạo diễn Đỗ Thành An bày tỏ.

dien anh hoa cai luong di len tu su khon don
Poster phim Gạo chợ nước sông

Với dự án Gạo chợ nước sông, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cũng phải ấp ủ hơn 4 năm sau khi đọc truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc của Nguyễn Ngọc Tư, mới quyết định bắt tay thực hiện dự án này với hy vọng sẽ tạo ra một bộ phim về cải lương Nam bộ đậm tính nhân văn nhân kỷ niệm 100 năm cải lương. Theo đạo diễn, đây là đề tài giàu chất liệu nhưng khó khai thác khi đưa lên màn ảnh rộng. Nội dung phim khai thác sâu đời sống, sinh hoạt đặc trưng người nghệ sĩ sân khấu trong những đoàn hát xuôi ngược trên sông nước miền Tây Nam bộ xưa, khắc họa lại những nét văn hóa đã lu mờ, chỉ còn lại trong trí nhớ của những nghệ sĩ về chiều để khán giả ngày nay còn biết được rằng sân khâu cải lương xưa như thế nào.

Trong khi đó, Song Lang là dự án đầu tay của đạo diễn Leon Quang Lê, được anh thực hiện bằng chính tình yêu dành cho cải lương. Anh chia sẻ: “Song Lang là bộ phim tôi phải cố gắng học hỏi rất nhiều về cải lương để có thể truyền tải hết ý của mình cho diễn viên. Song song đó là tìm kiếm những nghệ sĩ sống cuộc đời với sân khấu để có thể lắng nghe và san sẻ những tâm tư tình cảm của họ rồi trở về làm mới nhân vật của mình, để diễn viên trẻ họ hiểu hết cái hồn sân khấu những nghệ sĩ vàng son cố gắng gìn giữ”.

Dù xuất phát điểm và cách thực hiện không giống nhau nhưng tựu trung lại, các dự án đưa cải lương lên màn ảnh rộng là những nỗ lực đáng khích lệ nhằm quảng bá và khơi gợi lại tình yêu dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc với khán giả trẻ.

Áp lực và thử thách

Mặt khác, các đạo diễn cũng phải chịu nhiều áp lực trong việc chuyển thể, cảm tác, phóng tác những vở tuồng kinh điển thành phim.

"Việc đưa nội dung một vở cải lương kinh điển vào điện ảnh, tôi chịu khá nhiều áp lực từ cái bóng thành công của tác phẩm gốc. Làm sao để cuốn hút khán giả vào câu chuyện tôi kể và thể hiện được yếu tố nghệ thuật mang bản sắc riêng là điều mà tôi mong muốn khi thực hiện dự án", đạo diễn phim Nửa đời hương phấn bày tỏ.

Trong quá khứ, vào năm 1961, vở cải lương Nửa đời hương phấn từng được chuyển thể thành phim đen trắng với tên gọi Bẽ bàng do đạo diễn Thái Thúc Nha thực hiện. Nhưng cũng do làm vội và trình độ kỹ thuật yếu kém nên bộ phim này lại cũng bị các nhà phê bình và báo chí thời đó chê bai.

dien anh hoa cai luong di len tu su khon don

Ngoài những khó khăn về mặt thể hiện nội dung khi điện ảnh hóa cải lương thì việc đầu tư làm phim ở thời điểm này cũng là một thách thức không nhỏ với nhà sản xuất. Bởi kinh phí bỏ ra để chuẩn bị trang phục, đạo cụ, bối cảnh cho phim là không hề nhỏ nhưng cơ hội thu về lợi nhuận vẫn còn bỏ ngõ. Trong bối cảnh mà sự đổ bộ hàng loạt của các tác phẩm "bom tấn" nước ngoài, sự xâm lấn văn hóa từ quốc tế đã tạo ra không ít khó khăn cho điện ảnh Việt.

Mỗi năm, có hàng trăm dự án điện ảnh Việt ra rạp nhưng số lượng phim đạt doanh thu cao và có lợi nhuận là không nhiều. Và đa phần các bộ phim đều hướng đến những đề tài ăn khách, remake phim ngoại để phù hợp với thị hiếu khán giả.

Vì vậy, hướng đi tìm cội nguồn, đưa cải lương lên màn ảnh rộng của một số đạo diễn trẻ, nếu thành công, sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam trong tương lai bởi kho tàng văn hóa dân gian của người Việt rất đồ sộ và vẫn chưa được khai thác.

dien anh hoa cai luong di len tu su khon don Thăng trầm cùng cải lương: Tình yêu trên sàn diễn

Mỹ Châu về đoàn Kim Chung lúc tròn 15 tuổi (năm 1965). Cô lọt thỏm giữa các tên tuổi lớn và chỉ được ông bầu ...

dien anh hoa cai luong di len tu su khon don Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh bác tin đồn giải nghệ

NSƯT Vũ Linh vừa chính thức tuyên bố anh sẽ không giải nghệ như tin đồn xuất hiện trong những ngày qua.

dien anh hoa cai luong di len tu su khon don Cải lương vẫn sống, chỉ sàn diễn là chết!

Danh ca Minh Cảnh cho rằng người làm sân khấu đã không biết giữ cội rễ của bộ môn nghệ thuật này, để những chuẩn ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.