Trong đêm và rạng sáng ngày 25/12, bão số 16 đã quét qua Trường Sa khiến khắp nơi cây cối gãy đổ, nhiều tài sản bị hư hỏng.
Đảo An Bang trong bão. Ảnh Tiền phong |
Nhiều cây cối ở đảo Trường Sa gãy đổ |
Sáng 25/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng chống bão tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Tại đây, Phó Thủ tướng thị sát công tác kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu vào nơi trú ẩn an toàn; đồng thời chỉ đạo, động viên các lực lượng tham gia phòng chống bão,...
Trước diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm của bão số 16, =trong sáng 25/12, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị trưởng phòng GD-ĐT 24 quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị giáo dục trong toàn ngành thông báo cho học sinh nghỉ học từ 6h ngày 25/12 đến hết ngày 26/12.
Sài Gòn bắt đầu có mưa nặng hạt... |
Người dân hối hả chạy trong mưa để kip về nhà tránh bão. Ảnh Ngọc Hoa |
Chiều 25/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đến kiểm tra công tác ứng phó bão tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh Cà Mau thị sát khu neo đậu tàu thuyền tại huyện Trần Văn Thời. Ảnh VGP |
Theo Zing, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã đi thuyền ra tận cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) kiểm tra tình hình tàu thuyền vào trú bão số 16 - Tembin. Đây là eo biển, nơi trú bão tàu thuyền lớn nhất của tỉnh Cà Mau.
Đoàn công tác đã đi dọc cửa biển dài hơn 3 km, kiểm tra các tàu thuyền đậu trú bão 2 bên bờ. Tại thời điểm đoàn kiểm tra của Phó thủ tướng ra cửa biển Sông Đốc, vẫn còn nhiều tàu thuyền đang trên đường vào bờ.
Ghi nhận cuối giờ chiều tại TP HCM, trời âm u, se lạnh, mọi hoạt động của người dân vẫn diễn ra bình thường. Ảnh Ngọc Hoa |
Các em nhỏ được nghỉ học tránh bão vẫn vui chơi trước khi bão đổ bộ. Ảnh Ngọc Hoa |
Tại Cần Giờ đã có mưa, sóng lớn. Ảnh Tam Nguyên |
Biển báo nguy hiểm để cảnh báo cấm người dân ra biển khi bão về. Ảnh Tam Nguyên |
Đường phố vắng lặng... |
Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng
Theo tin tức trên Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay (25/12), mực nước trên các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận đang xuống chậm; sông Cửu Long và hạ lưu sông Đồng Nai đang dao động theo triều.
Do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ tiếp tục có mưa to; từ đêm nay ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày.
Đêm nay (25/12), mực nước trên các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận sẽ lên. Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông phổ biến lên mức BĐ1-BĐ2, trên các sông suối nhỏ có khả năng lên mức BĐ3.
Đêm 25, ngày 26/12, do ảnh hưởng mưa kết hợp với nước biển dâng nguy cơ cao xảy ra ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực Nam Bộ.
Nguy cơ xảy ra ngập lụt cục bộ ở vùng trũng thấp, khu đô thị các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đặc biệt các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.
Lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông có nguy cơ xảy ra trên các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, vào hồi 13 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 240km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km về phía Tây Bắc, khoảng 80km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão.
Hình ảnh lúc 7h25 sáng 25/12 tại nhà giàn DK1/14. Ảnh: Facebook Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1. |
Vị trí tâm bão hiện nay có lệch xuống phía Nam một chút. Vì vậy, vùng tâm bão sẽ đi xuống phía dưới Cà Mau. Tuy nhiên, vùng gió mạnh vẫn tồn tại ở phía Bắc và phía Tây của cơn bão là chính, phía Nam ở ngoài biển thì ít hơn.
Cho nên, tất cả các tỉnh từ Sóc Trăng trở xuống, khi bão đến vẫn có gió mạnh cấp 8, ở các tỉnh khác có gió cấp thấp hơn, khoảng cấp 6-7, tuy nhiên, gió giật đến sớm hơn.
Bão Tembin chuyển theo hướng Tây nhưng đường đi và tiệm cận vào bờ có lệch về phía Nam, vì vậy phạm vi bao trùm trước đây là cả tỉnh Sóc Trăng, sau khi lệch Nam khoảng 10km thì một phần tỉnh Sóc Trăng vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng, vùng nguy hiểm.
Bão số 16 đang yếu dần, cảnh báo mưa to ở Nam Bộ
Hiện nay, bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần, hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, một số ... |
Chiều 25/12, các hộ dân sống trên khu vực núi Nhỏ (phường 2, TP Vũng Tàu) đã được chính quyền vận động di dời xuống tạm trú tại một khách sạn trên địa bàn phường. Văn Dũng |
Các cụ già, em nhỏ được sơ tán đến vùng an toàn. Ảnh: Văn Dũng |
Bánh mì, nước uống cùng nhu yếu phẩm được chính quyền địa phương chuẩn bị đầy đủ cho người dân sơ tán đến nơi trú ẩn. Ảnh Văn Dũng |
Trẻ em tránh bão tại trường THCS Cần Thạnh |
BẢN TIN ĐẶC BIỆT CẬP NHẬT SIÊU BÃO SỐ 16 TEMBIN - Nguồn: VTC14
Sáng 25/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã tới thị sát công tác ứng phó bão tại tỉnh Bạc Liêu.
Kiểm tra công tác ứng phó bão tại Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Phó Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp trước hết phải đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị, vận hành hệ thống... Đồng thời, doanh nghiệp cần nêu cao trách nhiệm hỗ trợ địa phương, giúp đỡ người dân sơ tán khi bão đổ bộ, ổn định đời sống của người dân.
Phó Thủ tướng kiểm tra công tác phòng chống bão tại Nhà máy điện gió Bạc Liêu. Ảnh VGP |
Tiếp đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão tại khu du lịch Nhà Mát, Bạc Liêu - nơi tập trung rất đông cơ sở du lịch,... Thực hiện chỉ đạo của địa phương, toàn bộ người dân, du khách đã được di tản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các cơ sở kinh doanh đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động nhằm bảo đảm an toàn. Phó Thủ tướng lưu ý địa phương cần tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn về người và tài sản, để người dân không quay lại nhà, yên tâm di chuyển đến nơi tránh trú.
Theo báo cáo của Thường trực Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, tính đến 10 giờ ngày 25/12, Bạc Liêu đã sơ tán, di dời được hơn 382 nghìn dân, đạt hơn 76%.
Theo TTXVN, đến sáng 25/12, lực lượng chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.121 phương tiện/343.169 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, trong đó neo đậu tại bến 62.606 tàu/309.079 người; khu vực quần đảo Trường Sa 16 tàu/169 người; hoạt động ở các vùng biển khác 6.498 tàu/33.915 người.
Số tàu xin vào tránh trú bão tại Malaysia và Thái Lan là 216 tàu/1.504 người.
Các địa phương đã thông báo cho 4.096 lồng, bè nuôi trồng thủy sản/7.534 người gồm Bà Rịa - Vũng Tàu 357 lồng, bè/1.076 lao động; Ninh Thuận 831 lồng, bè/230 lao động; Khánh Hòa 2.077 bè/6.220 lao động; Bình Thuận 831 lồng/8 lao động.
15/19 tỉnh, thành phố đã có kế hoạch di dời tổng số 1.168.137 người. 10/15 tỉnh đã tổ chức di dời, trong đó 8 tỉnh đã di dời được 74.259 người gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Dương, Cà Mau, Hậu Giang. 5 tỉnh chưa tổ chức di dời gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.
7/19 tỉnh, thành phố đã thực hiện chằng chống nhà cửa với tổng số: 43.649/404.667 nhà gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long.
Tàu thuyền được lệnh vào bờ tìm nơi trú ẩn an toàn. Những chiếc thuyền nhỏ được đưa lên bỏ tại công viên Bãi trước nằm sát bờ biển TP Vũng Tàu. Ảnh Văn Dũng |
Tại TPHCM:
Ghi nhận tạo Cần Giờ, TP HCM gió bắt đầu giật mạnh, các tàu thuyền đã về nơi neo đậu an toàn. Ảnh Tam Nguyên |
Đò Bình Khánh (sông Nhà Bè, TP HCM), lúc 11h35 mực nước sông tăng cao. Tàu thuyền neo đậu an toàn. TP. HCM đã có mưa nhỏ, riêng Cần Giờ đã xuất hiện gió lớn |
Người dân tránh cơn bão lớn tại trường THCS Cần Thạnh. Ảnh Ngọc Hoa |
Trong nội thành TPHCM hiện đã có mưa nhỏ, người dân hối hả chạy tránh bão. Ảnh Ngọc Hoa |
Tại Bạc Liêu:
khu vực Nhà Mát (TP Bạc Liệu), hàng trăm quán hàng đóng cửa tránh bão, người dân được sơ tán về các trung tâm hành chính phường, các cơ sở giáo dục, Trường ĐH Bạc Liêu, THCS Võ Thị Sáu, Ký túc xá…Ảnh: Văn Dũng |
Người dân Bạc Liêu giằng néo lại mái nhà đề phòng gió giật. Ảnh: Văn Dũng |
Người dân được sơ tán đến những khu vực an toàn để tránh bão. Ảnh: Văn Dũng |
Ánh mắt ngơ ngác của bé gái khi lần đầu tiên trong đời phải sơ tán tránh bão |
Người dân tại TP Vũng Tàu dùng những bao cát để chặn trên mái nhà. |
Theo quan sát, hầu hết các hộ dân cũng như các nhà hàng, điểm kinh doanh tại bãi biển Vũng Tàu đã tiến hành đóng cửa, di dời người và tài sản đến nơi trú ẩn an toàn trước khi bão vào. |
Người dân gia cố, chằng néo lại mái nhà |
Vào lúc 11h trưa 25/12, khu vực Vũng Tàu có mưa rải rác, gió giật cấp 5-6, biển động nhẹ |
Trong đêm và rạng sáng ngày 25/12, bão số 16 đã quét qua Trường Sa khiến khắp nơi cây cối gãy đổ, nhiều tài sản bị hư hỏng.
|
Nhiều cây cối ở đảo Trường Sa gãy đổ |
Sáng 25/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng chống bão tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Tại đây, Phó Thủ tướng thị sát công tác kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu vào nơi trú ẩn an toàn; đồng thời chỉ đạo, động viên các lực lượng tham gia phòng chống bão,...
Trước diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm của bão số 16, =trong sáng 25/12, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị trưởng phòng GD-ĐT 24 quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị giáo dục trong toàn ngành thông báo cho học sinh nghỉ học từ 6h ngày 25/12 đến hết ngày 26/12.
Thời sự 04:17 | 25/12/2017
Giáo dục 04:15 | 25/12/2017
Thời sự 03:57 | 25/12/2017
Thời sự 03:50 | 25/12/2017
Thời sự 03:09 | 25/12/2017
Thời sự 02:50 | 25/12/2017
Thời sự 02:36 | 25/12/2017
Thời sự 01:58 | 25/12/2017