Diện mạo mới, sức sống mới phía Tây Nam TP HCM

Với quĩ đất rộng, dân cư đông và giao thông thuận lợi, các công trình phía Tây Nam TP HCM như giao lộ Võ Văn Kiệt, bến Vân Đồn hay cụm y tế Tân Kiên,… đã tạo nên diện mạo hiện đại, năng động cho khu vực.

Đại lộ Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 1A

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 1.

Theo Báo ảnh Việt Nam, đại lộ Võ Văn Kiệt, ban đầu gọi là Đại lộ Đông - Tây. Đây là tuyến đường hiện đại bậc nhất đi qua trung tâm TP HCM theo hướng Đông - Tây. Tuyến đường này góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cho TP nói riêng và cả vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung. (Ảnh: Diễn đàn BĐS Việt Nam).

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 2.

Đại lộ Đông - Tây dài 13,2 km, khởi công từ năm 1997 và thông xe giai đoạn I vào tháng 9/1999. Dự án có tổng mức đầu tư là 9.864 tỉ đồng. Đại lộ rút ngắn quãng đường từ trung tâm thành phố đến cao tốc TP HCM - Trung Lương, giảm tải cho Quốc lộ 1A và tháo gỡ ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Tây Nam. (Ảnh: Kyanh-photo).

Bến Vân Đồn

Diện mạo mới, sức sống mới phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 3.

Theo Vietnamnet, Bến Vân Đồn có chiều dài gần 3km cho 6 làn xe, chính thức đi vào khai thác từ tháng 2/2013. Cùng với đường Võ Văn Kiệt ở phía đối diện, tuyến đường này đã trở thành "vị trí vàng" của TP với hàng loạt cao ốc hạng sang mọc lên xung quanh. (Ảnh: Rever).

Cụm y tế kĩ thuật cao Tân Kiên - Bệnh viện Nhi đồng 3

Diện mạo mới, sức sống mới phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 4.

Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM, cụm y tế kĩ thuật cao Tân Kiên (quận Bình Chánh) đang triển khai với qui mô 74ha gồm 6 bệnh viện theo qui hoạch của TP HCM. Dự án khi hoàn thành sẽ tạo nên mô hình viện - trường tại cửa ngõ Tây Sài Gòn, giảm tải các bệnh viện trong khu vực trung tâm, đồng thời giúp TP HCM trở thành trung tâm y tế lớn nhất nước và cả khu vực. (Ảnh: Hoàng Hùng/Sài Gòn Giải Phóng).

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 5.

Bệnh viện Nhi đồng TP (Bệnh viện Nhi đồng 3) là đơn vị hoàn thành đầu tiên thuộc Cụm Y tế Tân Kiên đưa vào sử dụng năm 2018. Bệnh viện có diện tích sàn xây dựng hơn 93.000 m2, với 1.000 giường bệnh, gồm một tầng hầm, khối phòng khám ba tầng, khu nội trú 8 tầng, khu lây nhiễm được thiết kế tách biệt. Bệnh viện còn có bãi trực thăng, các sân chơi cho trẻ em. (Ảnh: MPE).

Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Quốc lộ 1A

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 6.

Thông tin từ báo Sài Gòn Giải Phóng, đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận Bình Chánh) gồm 10 làn xe được xem là tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế cho khu vực Tây và Nam thành phố. Ngày 30/12/2007, toàn bộ Đại lộ – tuyến đường đô thị lớn nhất nhất của TP HCM với chiều dài 17,8 km, tổng vốn đầu tư: 100 triệu USD được hoàn thành theo đúng tiến độ. (Ảnh: Phú Mỹ Hưng).

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 7.

Công trình trở thành tuyến vành đai chủ lực tạo mạng lưới giao thông liên hoàn từ Nam Sài Gòn đến Tây Nam Bộ, với các vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ khi cầu Phú Mỹ vượt sông Sài Gòn được xây dựng, nối liền trục giao thông vành đai phía Đông thành phố, từ Quận 7 sang Quận 2 và Quận 9. (Ảnh: Phú Mỹ Hưng).

Loạt cụm công nghiệp, khu chế xuất qui mô lớn

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 8.

Các cụm công nghiệp như Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Phong Phú, An Hạ, Đa Phước... đã góp phần giải quyết việc làm, tạo bộ mặt dân sinh hiện đại, nhộn nhịp cho khu vực. KCN Lê Minh Xuân hoạt động từ năm 1997 đến nay, có diện tích khoảng 1 triệu m2, với 166 nhà đầu tư trong và ngoài nước, thông tin từ Tạp chí Nhà Đầu tư. (Ảnh: Khang Phúc House).

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 9.

Ngoài những khu công nghiệp đã hiện hữu, một số KCN mới như Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Tân Túc cũng đã được phê duyệt chủ trương và sớm đưa vào hoạt động. (Ảnh: KCN Tân Tạo/Kinh tế Chứng khoán).

AEON Mall Bình Tân và Tân Phú Celadon

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 10.

Đây là hai trung tâm mua sắm AEON Mall duy nhất tại TP HCM. Với diện tích hơn 70.000 m2, AEON Mall Tân Phú Celadon - TTTM đầu tiên tại Việt Nam của Tập đoàn AEON đưa vào khai thác vào năm 2014. (Ảnh: AEON Mall Tân Phú).

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 11.

Trung tâm mua sắm AEON Mall Bình Tân được xây dựng trên diện tích 4,6 ha khai trương vào năm 2016. AEON Mall Bình Tân và Tân Phú Celadon luôn thu hút đông đảo người dân từ khắp TP HCM, đặc biệt khu vực trung tâm đến mua sắm, vui chơi và giải trí. (Ảnh: Zing News).

Tuyến Metro 3A Bến Thành - Tân Kiên

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 12.

Bên cạnh những công trình đã hiện hữu, khu Tây Nam Sài Gòn cũng sở hữu nhiều dự án được kì vọng thay đổi diện mạo cho khu vực, điển hình là tuyến Metro 3A Bến Thành - Tân Kiên có qui mô 19,66 km với tổng vốn đầu tư 68.000 tỉ đồng, thông tin từ TP HCM Metro. Đây là một trong 8 tuyến metro tại TP HCM đã được Thủ tướng phê duyệt qui hoạch, góp phần hình thành hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn cho đô thị lớn nhất nước, nối kết khu vực Đông Bắc và Tây Nam của thành phố. (Ảnh: Đường sắt đô thị TP HCM).

Dự án cầu đường Bình Tiên

Những cuộc "cách mạng" hạ tầng phía Tây Nam TP HCM - Ảnh 13.

Cuối năm 2011, UBND TP đã phê duyệt dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên với tổng vốn đầu tư khoảng 2.380 tỉ đồng. Dự án nằm trên tuyến giao thông quan trọng từ phía quận 6 đi qua quận 8, huyện Bình Chánh và kết nối với đường Nguyễn Văn Linh, tránh qua quốc lộ 50, và khi hoàn thành sẽ giúp giải quyết tình hình ùn tắc giao thông, cải thiện điều kiện dân sinh khu vực phía Nam thành phố.

Theo Dân trí, trước năm 2010, hạ tầng khu vực Tây Nam (Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh) được xem là kém phát triển nhất TP HCM. Tuy nhiên, trong những năm đổ lại đây, địa phương này phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc nhờ những "đòn bẩy" về cơ sở hạ tầng.

Lợi thế của khu Tây Nam ở quĩ đất rộng lớn, dân cư đông đúc, hệ thống giao thông thuận lợi cùng quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Những ưu điểm này đã mở ra cho địa phương nhiều triển vọng về kinh tế - chính trị - xã hội.

Diện mạo khu vực ngày càng hoàn thiện, với các dự án về hạ tầng và xã hội dần được mở rộng, tích hợp hệ thống dịch vụ tiện ích. Những công trình trên góp phần đẩy giá bất động sản ở khu Tây Nam tăng cao.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.