Điều chuyển xe khách: Mỗi tỉnh một bến có cứu được doanh nghiệp?

Liên quan đến việc điều chuyển xe khách, Sở GTVT đang có kế hoạch xây dựng biểu đồ chạy xe, chuyển các tuyến cùng một tỉnh về một bến duy nhất.
dieu chuyen xe khach moi tinh mot ben co cuu duoc doanh nghiep Sở GTVT Hà Nội: Điều chuyển xe khách không vì 'lợi ích của ai đó'
dieu chuyen xe khach moi tinh mot ben co cuu duoc doanh nghiep Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết điều chuyển xe khách ở Hà Nội
dieu chuyen xe khach moi tinh mot ben co cuu duoc doanh nghiep Hà Nội khẳng định 'không có rối loạn' sau điều chuyển xe khách liên tỉnh
dieu chuyen xe khach moi tinh mot ben co cuu duoc doanh nghiep
Một phụ xe bóc chữ Mỹ Đình trên thân xe khách sau khi chuyển về bến Nước Ngầm. Ảnh: Di Linh
Ông Phạm Ngọc Sơn, Giám đốc Xí nghiệp vận tải 27/7 Đông Hưng cho biết, sau 4 tháng từ khi điều chuyển xe khách từ bến xe Mỹ Đình về Nước Ngầm thì các xe đều hoạt động thua lỗ. "Chúng tôi không đủ tiền trả lãi xuất ngân hàng. Một số doanh nghiệp phải bán xe, đứng trước nguy cơ phá sản. Chúng tôi muốn được quay về hoạt động tại bến xe Mỹ Đình", ông Sơn nói.

Mỗi tỉnh một bến, hạn chế trùng lặp tuyến

Ngày 2/1/2017, Hà Nội chính thức tiến hành điều chuyển xe khách quy mô lớn. Việc điều chuyển này đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách cố định gặp khó khăn bởi xe nhiều, khách ít.

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp vận tải kiến nghị về tình trạng trùng lặp tuyến. Đặc biệt là giữa các đơn vị hoạt động tại 2 bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm.

Theo phản ánh, hiện các tuyến xe khách liên tỉnh từ Hà Nội đi Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An... có ở cả 2 bến nói trên. Trước khi điều chuyển, lộ trình trùng phần lớn nhưng 2 bến Mỹ Đình và Giáp Bát cách biệt nên không bị "dẫm chân".

Tuy nhiên, sau điều chuyển, bến xe Nước Ngầm chỉ cách Giáp bát khoảng 1km nên gần như trùng 100% lộ trình các tuyến xe nêu trên. Điều này dẫn đến tình trạng thừa xe, thiếu khách, cạnh tranh không lành mạnh trên tuyến.

dieu chuyen xe khach moi tinh mot ben co cuu duoc doanh nghiep
Ông Vũ Văn Viện (bìa trái) trong buổi tiếp xúc doanh nghiệp tại bến xe Nước Ngầm hồi đầu tháng 1/2017. Ảnh: Di Linh

Liên quan đến các nội dung trên, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết trong thời gian tới Sở sẽ sẽ tiếp tục có những điều chỉnh bổ sung để đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp và đúng quy hoạch.

Được biết, Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo Bộ GTVT và được đồng thuận. Hiện, Sở đang xây dựng lại biểu đồ chạy xe, chuẩn bị chuyển các tuyến cùng một tỉnh về một bến duy nhất.

“Trong tháng 4, chúng tôi sẽ hoàn thành rà soát trên thực địa và có kế hoạch cụ thể báo cáo Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội. Nếu được chấp thuận, chúng tôi sẽ tiến hành điều chỉnh", ông Viện cho biết.

dieu chuyen xe khach moi tinh mot ben co cuu duoc doanh nghiep
Bến xe Mỹ Đình vắng khách sau điều chuyển luồng tuyến. Ảnh: Di Linh

Doanh nghiệp vận tải sắp được "cứu"?

Theo Trưởng phòng Quản lý Vận tải, Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long, điều bức xúc của các doanh nghiệp sau điều chuyển xe khách là nạn xe “dù”, xe khách “trá hình” và tình trạng trùng lặp tuyến.

Ông Long cho biết, việc phân tách tuyến về các bến sẽ chấm dứt trùng lặp. Về vấn nạn xe “dù”, xe khách “trá hình”, hiện Bộ GTVT đang xây dựng Dự thảo sửa đổi Nghị định 86/NĐ - CP trình Chính phủ, tăng cường thiết chế, quy định để siết chặt loại hình xe hợp đồng.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên đồng tình với quan điểm đưa các tuyến cùng một tỉnh về một bến xe. "Chủ trương này giúp loại tình trạng trùng lặp tuyến, đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh", ông Liên nói.

dieu chuyen xe khach moi tinh mot ben co cuu duoc doanh nghiep
Các doanh nghiệp vận tải phản ánh tình trạng ế khách, lo phá sản khi chuyển về bến xe Nước Ngầm. Ảnh: Di Linh

Tuy nhiên, ngày 20/4 vừa qua, tại buổi làm việc với Sở GTVT Hà Nội, một số đại diện doanh nghiệp vận tải cho rằng việc chuyển các tuyến Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình về Giáp Bát sẽ được hưởng ứng.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp vận tải tuyến Thanh Hóa có đồng ý di chuyển từ bến xe Giáp Bát về bến xe Nước Ngầm hay không khi việc kinh doanh tại đây không thuận lợi?

Câu chuyện điều chuyển xe khách đã qua nhiều tháng tuy nhiên các nhà xe vẫn liên tục kéo nhau lên Sở GTVT "đòi đối thoại". Hà Nội sẽ phải báo cáo Thủ tướng về việc giải quyết điều chuyền luồng tuyến trong tháng 4. Tuy nhiên, doanh nghiệp không biết khi nào họ được "cứu".

chọn
Hình ảnh cầu vượt sông Đào ở TP Nam Định đã hoàn thành hơn 56%
Dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi do UBND thành phố Nam Định làm chủ đầu tư khởi công ngày 15/10/2022.