Định hướng chọn nghề cho học sinh

Học sinh lớp 10, 11 Trường THPT Trường Chinh, TP.HCM cũng đã bày tỏ những băn khoăn, trăn trở về định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai trong chương trình Tư vấn mùa thi 2017 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tại trường này sáng 16/1.
dinh huong chon nghe cho hoc sinh
Một học sinh lớp 10 Trường THPT Trường Chinh đặt câu hỏi với ban tư vấn. ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Bên cạnh gần 3.000 học sinh (HS) tham dự tại chỗ, chương trình được phát trực tiếp trên website thanhnien.vn, fanpage Facebook/Thanhnien vàYoutube/Thanhnien.

Được đăng ký dự thi bao nhiêu môn?

Một HS lớp 12C12 băn khoăn: “Em đăng ký dự thi tốt nghiệp và các môn xã hội tổng cộng 6 môn, vậy em muốn thi thêm môn lý để xét tuyển khối A1 (toán, lý, tiếng Anh) có được không?”.

Thạc sĩ Lê Trọng Vinh, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tư vấn, bên cạnh những môn thi tốt nghiệp thì có thể chọn thêm môn khác để phù hợp tổ hợp xét tuyển ĐH. Tuy nhiên, HS nên xác định trước nghề muốn theo đuổi, chọn ngành và trường học rồi tính tới tổ hợp môn xét tuyển. “Không nên ôm đồm chọn lựa quá nhiều môn, số lượng môn vừa phải sẽ giúp thi đạt hiệu quả cao hơn”, thạc sĩ Vinh khuyên.

Liên quan vấn đề này, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nói năm nay HS được quyền đăng ký thi 5 bài thi, trong đó xét tốt nghiệp phải sử dụng 4 môn (gồm toán, văn, tiếng Anh và một trong 2 bài thi tổ hợp). Đến thời điểm này, hầu hết các trường ĐH vẫn xét tuyển bằng tổ hợp các môn thi (tức bài thi thành phần của bài thi tổ hợp). Do đó, thí sinh có thể đăng ký dự thi từng bài thi riêng chứ không bắt buộc phải thi cả bài thi tổ hợp mới được xét tuyển. Như vậy, thí sinh hoàn toàn có thể chọn thi thêm môn lý.

Băn khoăn việc làm khối ngành sư phạm, kinh tế

Rất nhiều HS của trường có nguyện vọng theo học ngành sư phạm nhưng lại lo âu về nghề nghiệp sau khi ra trường. Lê Loan (HS lớp 11) băn khoăn trước thông tin giáo viên đang thừa nhiều.

Thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Giám đốc Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường sư phạm và tập trung vào một số trường chất lượng cao. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM mỗi năm đều mời cán bộ Sở GD-ĐT và các trường phổ thông đến tận trường tuyển dụng và tư vấn cơ hội thi tuyển giáo viên.

Trong khi đó, chia sẻ cơ hội việc làm ngành kinh tế - ngân hàng, tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho rằng với phong trào khởi nghiệp rầm rộ và dự kiến có 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến năm 2020, thì nguồn lực lao động cần để phục vụ sự phát triển này rất lớn, trong đó có nhân lực kinh tế. Điều chắc chắn là cơ hội việc làm luôn mở ra phía trước với những người giỏi, đặc biệt trong thị trường lao động đòi hỏi chất lượng cao như hiện nay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh chọn một ngành học dễ tìm được việc làm thì còn cần phù hợp với bản thân. Theo thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, HS có thể tham gia vào bảng trắc nghiệm ngành nghề, dựa trên sở thích và khả năng bản thân để có thể xác định ngành nghề phù hợp.

Nhiều lựa chọn khi học ngành tiếng Nhật

HS Nguyễn Thị Ngọc (12C14) thì đặt câu hỏi về cơ hội việc làm, ứng dụng cũng như khả năng đi học nước ngoài nếu học các ngành liên quan đến tiếng Nhật. Thạc sĩ Lê Ngọc Tứ cho biết tốt nghiệp ngành tiếng Nhật, sinh viên có thể làm thông dịch viên tiếng Nhật với cơ hội việc làm rất lớn với nhiều đối tác Nhật Bản tại VN. Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, trường cũng đào tạo ngành này, chia sẻ, sinh viên sẽ được trang bị ngôn ngữ Nhật, kiến thức du lịch, thương mại. Còn thạc sĩ Lê Trọng Vinh thông tin, trường đào tạo theo hướng Nhật Bản học. Ngoài ngôn ngữ, trường còn trang bị kiến thức văn hóa, lịch sử, xã hội và du lịch giúp sinh viên ra trường có thể làm công việc liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, du lịch.

Thông tin về ngành du lịch, tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết trường đào tạo ngành du lịch theo xu hướng nghiên cứu hiệu quả trong hoạt động du lịch gồm 4 chuyên ngành: quản trị lữ hành, quản trị tổ chức sự kiện, quản trị nhà hàng và quản trị khách sạn.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.