Độc đáo nghề 'xẻ thịt' nhà cũ

Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xây dựng đã rộ lên nghề mua bán nhà cũ và dần trở thành chuyên nghiệp.

Nam tiến “xẻ thịt” nhà cũ

doc dao nghe xe thit nha cu
Nghề mua xác nhà đang ngày một phát triển.

Tuy đã có mặt khá lâu tại Sài Gòn nhưng không phải ai cũng biết đến sự tồn tại của nghề thu mua xác nhà cũ. Những năm gần đây vì ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu phá nhà xây mới tăng cao đã khiến cho nghề này ngày càng “bành trướng” quy mô khắp Sài Gòn.

Phần lớn cơ sở kinh doanh loại hình này đều tập trung ở các quận ngoại thành bởi đa phần người dân sống nơi đây có thu nhập không cao nên mỗi khi xây nhà họ thường chọn những vật liệu cũ nhưng còn tốt để tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, khu vực ngoại thành tập trung khá đông công nhân làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp nên nhu cầu ở trọ của nhóm này rất lớn. Và, chủ các nhà trọ thường tìm đến những cơ sở mua xác nhà chọn từ cái cửa sắt đến cái cầu thang, từng miếng gạch bông đến cả lavabo...

doc dao nghe xe thit nha cu
Ngoài vốn mạnh, nghề này cần mặt bằng rộng.

Thú vị là hầu như những người làm nghề này đều là người làng Sa Mạc (huyện Mê Linh, Hà Nội). Theo nhiều chủ cơ sở cho biết, cách đây hơn chục năm khi những người đầu tiên vào Sài Gòn làm nghề, sau một thời gian ăn nên làm ra đã chỉ đường làm ăn cho họ hàng, bạn bè. Dần dà nhiều cơ sở mọc lên và thật sự nở rộ trong khoảng năm, bảy năm qua.

Khi có người cần bán nhà cũ, người mua xác nhà sẽ định giá căn nhà, nếu còn nhiều đồ dùng còn sử dụng được họ sẽ bù cho chủ nhà một số tiền sau khi hai bên thỏa thuận. Đối với những căn nhà đã quá cũ, ít vật dụng thì buộc chủ nhà phải bù lại cho người mua một số tiền.

“Nhà quá cũ chỉ còn sắt thép để bán đồng nát, ve chai thì chủ phải trả tiền cho chúng tôi để thuê nhân công, thuê xe chở đất, đá dọn dẹp mặt bằng cho họ”, anh Kiều Yên, chủ cơ sở Du Mong mua xác nhà cũ, đồ cũ trên đường Lê Văn Khương – Q. 12 cho biết.

doc dao nghe xe thit nha cu
Anh Yên đang nhận thông tin từ một "vệ tinh".

Nghe có vẻ dễ nhưng để định được giá trị của căn nhà cũ là cả một câu chuyện dài mà không ít người mới vào nghề lỗ nặng. Cái khó của nghề là phải có mặt bằng và vốn mạnh vì hàng được tháo dỡ từ nhà cũ đôi khi phải mất hơn năm trời mới có người mua lại nên không có nơi bảo quản tốt thì coi như thành đố phế liệu.

Muốn tồn tại với nghề, ngoài những yếu tố trên các chủ cơ sở còn phải có đội ngũ “vệ tinh” hùng hậu là người thân, người thu mua phế liệu và thành viên “đội quân” phá nhà... Biết nơi nào có người cần dở nhà là “vệ tinh” báo các chủ cơ sở đến liên hệ với chủ nhà.

Cũ người mới ta

doc dao nghe xe thit nha cu
Phố mua xác nhà đường Nguyễn Văn Lượng.

Ở những cơ sở này có đủ những vật dụng mà khách hàng cần, từ làm cửa đến làm nhà, từ sắt to, sắt nhỏ đến cột nhà, ống nước… Nhiều tiệm còn kiêm luôn việc nhận hàng hay làm sẵn nhiều vật dụng như cửa, khung cửa, lan can… để bán, đó là những sản phẩm đã được chủ tiệm “mông má” lại từ đồ cũ hay tự mình cắt, hàn xì rồi làm mới từ đống sắt cũ.

“Nhà cũ gần như chẳng bỏ thứ gì. Đến cả gạch bông, cửa sổ bằng gỗ trước đây thường bỏ đi thì giờ đã có các quán cà phê thu lại để trang trí, dựng lại nét hoài cỗ”, ông Minh chủ một cơ sở trên đường Nguyễn Văn Lượng – Q. Gò Vấp, cho hay.

Mối lái của họ thường không xác định, từ chủ những căn nhà nhỏ cấp bốn, chủ nhà trọ đến những căn nhà cao tầng đều đến mua. Nhiều nhất có thể kể đến các chủ thầu xây dựng cỡ nhỏ và cỡ trung.

doc dao nghe xe thit nha cu
Thợ "mông má" đồ cũ thành đồ mới.

“Lâu dần thành mối quen của những cơ sở này, tôi biết chỗ nào bán bồn nước tốt, chỗ nào bán cửa sắt, cửa kéo xịn... Nhiều món hàng mua cũ nhưng xài năm bảy năm vẫn không rỉ sét do sắt xưa rất tốt. Giờ nhiều cửa sắt mới hai ba năm đã sét chân hết”, anh Xuân Long, một thầu xây dựng nhận định.

Trung bình mỗi cơ sở có thể mua được hai, ba căn nhà và lượng hàng bán ra cũng tương đương như vậy trong tháng. Nhưng theo họ làm ăn khấm khá vẫn tập trung vào những tháng đầu năm khi Sài Gòn bắt đầu mùa nắng, người ta xây nhà nhiều hơn.

Để “xẻ thịt” nhà cũ đòi hỏi mỗi cơ sở phải có trong tay một “đội quân” phá nhà khá hùng hậu. Với nhà cấp bốn thì chỉ cần vài ba người là đủ, nhưng nhà hai ba tầng thì phải có đông công nhân để giao mặt bằng sớm nhất cho khách thi công xây mới.

doc dao nghe xe thit nha cu
Nghề đem lại thu nhập ổn định và giải quyết nhiều lao động.

Vì tính chất công việc vất vả, nguy hiểm nên thu nhập của thợ phá nhà từ 300 – 400.000 đ/người/ngày. Tuy nhiên, với họ đây chỉ là việc làm thêm, bởi lẽ nghề không ổn định có khi mười ngày hay cả tháng mới có một lần.

Thời gian gần đây, những cơ sở mua xác nhà cũ đang được mở rộng ra nhiều quận ngoại thành như Tô Ngọc Vân (Q. Thủ Đức), Lê Văn Khương (Q. 12) hay khu Bình Hưng Hòa… đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của những người xây nhà với chi phí thấp và giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động.

“Khi đã có điều kiện để mở cơ sở thì không còn vất vả mà thu nhập cũng ổn. Cách đây vài năm khi kinh tế phát triển, người xây nhà nhiều nên trung bình mỗi năm với những cơ sở nhỏ thu nhập cũng trên dưới trăm triệu đồng, lớn có khi vài ba trăm và giải quyết cho rất nhiều lao động phổ thông có việc làm. Giờ tuy có cạnh tranh nhưng nhìn chung nghề này vẫn ổn”, chị Nguyễn Thị Dung, chủ cơ sở Mạnh Thực đường Nguyễn Văn Lượng cho biết.

chọn
Thân thế doanh nghiệp thế chân Viwaseen tại KĐT bên Vành đai 4: Vốn nghìn tỷ, từng tham gia thị trường vàng
BĐS Hồ Gươm (đơn vị thế chân Viwaseen tại dự án An Thịnh 6) nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp do doanh nhân Nguyễn Thị Loan phát triển. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, từng tham gia thị trường vàng.