Đổi màu biển số xe là đi ngược xu hướng và gây chồng chéo trong quản lí?

Các chuyên gia kinh tế cho rằng Bộ Công an không cần đổi biển số các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách sang biển số mới có màu nền vàng cam, chữ số màu đỏ như vậy sẽ đi ngược xu hướng và gây chồng chéo trong quản lí.

"Đổi biển số để dễ dàng nhận biết tội phạm là không khách quan"

Mặc dù Dự thảo Nghị định 86 sửa đổi của Bộ GTVT chưa đi đến hồi kết nhưng mới đây Bộ Công an lại lấy ý kiến dự thảo mới trong việc đề xuất đổi biển số các loại xe vận tải hàng hóa, hành khách sang loại biển số mới có màu nền vàng cam, chữ số màu đỏ. Điều này đang gây ra sự quan tâm của dư luận và nhiều ý kiến phản đối của các chuyên gia, tài xế và khách hàng.

Theo Bộ Công an quá trình đổi biển số sẽ diễn ra trong một năm tính từ đầu năm cho đến hết ngày 31/12/2020. Nếu quá thời gian này, chủ xe, doanh nghiệp không đổi biển số sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 46. Việc đổi màu biển số đã được cân nhắc kĩ và đã có những đánh giá tác động cụ thể. Theo đó, chi phí đổi màu biển số là 150.000 đồng theo quy định hiện hành, với gần 1 triệu phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải sẽ phát sinh chi phí khoảng 150 tỉ đồng.

1

(Ảnh minh hoạ: VnExpress).

Nhìn nhận trên lĩnh vực quản nhà nước, TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế cho biết: "Thời buổi kinh tế 4.0 là phải đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế chia sẻ, kinh doanh và không kinh doanh sẽ đan xen nhau. Bởi hiện nay chiếc xe vận tải buổi sáng người ta đi làm có thể bật ứng dụng công nghệ nếu ai có nhu cầu sẽ sử dụng chia sẻ hành trình, giảm chi phí và tăng thêm thu nhập như vậy mỗi cuốc xe cũng góp phần đóng thuế cho nhà nước. 

Vì vậy việc Bộ Công an lấy ý kiến về quy định đổi màu biển số xe là đang nhìn nhận theo sự quản hình thức, đơn giản cho đơn vị quản mà không nhìn về mô hình kinh tế mới của xe hướng hiện tại".

Theo TS. Đinh Thế Hiển, dù là biển số nào thì khi tham gia giao thông trên đường cũng phải đều chấp hành đúng luật lệ quy định như cấm dừng, cấm đỗ, chạy đúng tốc độ, chở đúng quy định… Lí do mà Bộ Công an đưa ra về việc đổi biển số để dễ dàng nhận biết tội phạm là không khách quan. Những thành phố du lịch phát triển như Hong Kong, Singgapo… họ cũng không quy định hay bắt buộc như vậy.

Cạnh đó, ông Hiển đánh giá, việc của ngành Công an là bảo đảm an ninh trật tự. Vì vậy không nên làm cho mọi người đánh đồng đa số người tốt với một nhóm người xấu, cứ để giao thông trật tự đi lại nó diễn ra tự nhiên. 

"Bộ GTVT và Bộ Công an xem đang người kinh doanh vận tải xe công nghệ là chuyên nghiệp trong khi bản chất của mô hình kinh tế chia sẻ là không chuyên nghiệp. Trong một ngày họ có thể tham gia ở một thời điểm nhất định, sau đó chiếc xe có thể trở lại công việc đi làm hay phục vụ cho gia đình. Vì vậy không thể bắt buộc đổi màu biển số, như vậy là vi phạm mô hình kinh tế chia sẻ cũng như vi phạm luật lệ kinh doanh của Chính phủ về mô hình này", chuyên gia kinh tế phân tích.

Theo đó, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, nếu cứ theo tư duy cũ sẽ làm cho người dân luôn luôn bị giám sát không cần thiết. Trong thực tế quản về mặt nhà nước, các bộ, ngành chuyên môn đều có quyền tham mưu, đề xuất nhưng Thủ tướng Chính phủ mới là người quyết định và chọn lựa những gì hợp nhất cho người dân và xã hội.

Đẩy mạnh giám sát qua camera

Phân tích về góc độ công nghệ, theo ông Hiển việc Bộ Công An muốn đổi màu xe nhằm tiện ích cho việc giám sát tại chỗ. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp hiệu quả. Hiện nay ứng dụng công nghệ đã phát triển vì vậy Bộ Công an cần đơn giản hóa quản , đổi mới tư duy và gia tăng giám sát qua camera ở các tuyến đường đồng thời tăng cường xử phạt nguội sẽ mang lại hiệu quả trong việc giám sát cho ngành và tiện lợi cho người dân.

Về mặt quản nhà nước nên có sự thống nhất giữa các bộ, ngành để hạn chế thủ tục hành chính, giảm tối đa những chồng chéo, phiền hà cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh để tập trung phát triển kinh tế.

Ông Hiển cũng chỉ ra, dư luận cũng cho rằng thời gian gần đây Thủ tướng Chính phủ đang đẩy mạnh việc cắt giảm thủ tục hành chính. Theo đó, ông đặt vấn đề rằng tại sao Bộ Công an lại đưa ra những quy định phức tạp hóa, chồng chéo trong quản . "Thuận lợi cho cơ quan quản nhà nước chưa thấy rõ, nhưng gia tăng nhiêu khê cho người dân là câu chuyện rõ ràng có thể thấy được", ông Hiển nhấn mạnh.

Về phía mình, ông Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP HCM cho rằng: "Giữa Bộ GTVT và Bộ Công an nên thống nhất để việc quản lí, nếu cả Bộ GTVT và Bộ Công an đều quản lí thì sẽ tăng gánh nặng cho cả người hoạt động kinh doanh vận tải công nghệ cũng như cho hành khách sử dụng dịch vụ. Như vậy chỉ tăng chí phí vận tải, tất cả người dân lại là người phải gánh chịu".

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.