Đời mưu sinh khắc nghiệt trên mỏ vàng Indonesia

Nhiếp ảnh gia Vembri Waluyas đã có dịp ghi lại hình ảnh về cuộc sống mưu sinh vất vả của thợ khai thác vàng trên những mỏ ngầm dọc con sông Ajkwa, Indonesia.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Năm 1967, chính phủ Indonesia cho mở mỏ khai thác vàng PT Freeport (PTFI) ở thành phố Timika, tỉnh Papua, với hi vọng đem lại việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, trước yêu cầu tuyển dụng khắt khe như ứng viên phải tốt nghiệp bậc phổ thông, chỉ 25% người dân bản địa được tuyển làm việc. Số còn lại không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành thợ khai thác vàng không chính thức tại những khu vực lân cận hoặc những nơi xả thải của mỏ PTFI, dọc theo con sông Ajkwa.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Báo Guardian của Anh trích báo cáo của Diễn đàn Quản lý và Phát triển Thợ mỏ trái phép tại Timika cho thấy có khoảng hơn 13,000 người dân nghèo đang làm việc tại những mỏ vàng không chính thức như vậy.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Trung bình một ngày, mỗi người thợ thường đãi được một hoặc hai gram vàng, tương đương với gần 30 USD. Khoản tiền không hề nhỏ này chính là lý do chủ yếu khuyến khích người dân bỏ quê đến đây khai thác vàng.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Hầu hết những người thợ, đặc biệt là những người đến từ khu vực ven biển tỉnh Papua như Kamoro, Asmat và Merauke, đều đưa gia đình đến ở trong những lán, trại tồi tàn dựng dọc con sông Ajkwa. Mặc dù giáo dục tại tỉnh Papua là miễn phí, hầu hết trẻ em sinh sống tại đây đều không đến trường do cảm thấy ngại ngần hoặc không cần thiết, thậm chí là sợ hãi.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Trong khi đó, trẻ vị thành niên đều lớn lên với mục tiêu duy nhất là kế tục nghề đãi vàng của cha mẹ. Chúng kiếm thêm thu nhập bằng việc làm khuân vác thuê cho những người thợ chính thức của mỏ PTFI tại các trạm xe buýt. Người ta gọi những đứa trẻ vị thành niên này là ‘aibon’, theo tên của một loại keo chúng thường hút. Loại keo này có chứa chất hoá học trichloroethylene khiến người sử dụng cảm thấy choáng váng, hưng phấn và gây ảo giác.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Nơi ở của các gia đình thợ vàng không có nước sạch và điện. Một số gia đình phải mua máy phát nếu muốn dùng điện. Tất cả đều buộc phải sử dụng nước mưa hoặc mua nước từ nơi khác đến do nước của sông Ajkwa bị ô nhiễm và không uống được.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Nguồn thực phẩm chủ yếu của người dân địa phương là cọ và cá. Tuy nhiên, do việc nhiều khu rừng cọ dọc con sông nay đã biến mất, họ đành phải mua thức ăn từ bên ngoài. Những đứa trẻ vẫn có thể đi bắt ốc về bán. Một xô ốc bắt được thường được trả giá là gần 3 USD.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Hiện nay, chính phủ Indonesia vẫn cho phép những người thợ không chính thức này được làm việc dọc bờ sông Ajkwa, miễn là họ không cố ý xây dựng các công trình khai thác vàng kiên cố. Năm 2000, ban quản lý mỏ vàng PTFI đã ngăn chặn người dân địa phương hoạt động ở những khu vực có vàng lân cận nhưng không thành.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia
Con sông Ajkwa có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của những dân nơi đây, từ việc cung cấp nguồn cá đến phương tiện đi lại. Ngày nay, con sông Ajkwa còn được biết đến với tên gọi Kali Kabur. "Kabur” có nghĩa là mờ ảo, dùng để miêu tả dòng chảy của con sông.
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia Bạo lực và chết chóc bên trong thủ phủ khai thác vàng ở Colombia
doi muu sinh khac nghiet tren mo vang indonesia Cuộc chiến giành mỏ vàng của băng đảng xã hội đen ở Venezuela
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.