Đổi rừng đặc dụng lấy thủy điện: Hệ lụy lâu dài về sinh thái

Một dự án thủy điện công suất 4MW đổi lại gần 20ha rừng cùng nguy cơ biến đổi sinh thái của cả một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn của Tây Bắc. Đó là chưa kể, khu rừng này vẫn đang mang trong mình một “vết thương” chưa lành cũng chính do dự án nhà máy thủy điện gây ra.
doi rung dac dung lay thuy dien he luy lau dai ve sinh thai Người đến trước, kẻ đến sau thi nhau 'cắn xé' đất rừng
doi rung dac dung lay thuy dien he luy lau dai ve sinh thai Thủy điện vào rừng, cả xã nghèo dáo dác

Trao đổi với PV Việt Nam Mới, ông Vũ Đức Thuận, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La khẳng định quan điểm của đơn vị là không đồng thuận với Dự án thủy điện Xuân Nha.

“Dự án đã được tỉnh thông qua về mặt chủ trương nhưng với tư cách là những người làm công tác bảo vệ rừng, anh em chúng tôi tuyệt đối không đồng ý với việc lấy đất rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng để làm thủy điện”, ông Thuận nói.

doi rung dac dung lay thuy dien he luy lau dai ve sinh thai

Khu vực ở KBTTN Xuân Nha, nơi Dự án thủy điện Xuân Nha dự định triển khai đang phát triển tốt với nhiều cây gỗ lớn.

Sẽ biến đổi cả một hệ sinh thái rừng

Người đứng đầu ngành Kiểm lâm tỉnh Sơn La cho biết các chủ đầu tư khi xin thực hiện dự án ở địa phương nào cũng “vẽ” ra một bức tranh rất đáng trông đợi về lợi ích mà dự án đó mang lại cho địa phương nhưng riêng đối với Dự án thủy điện Xuân Nha, xét trên mọi phương diện, đây là bài toán đánh đổi không bao giờ nên giải.

Trên phương diện kinh tế, ông Thuận cho rằng, vùng dự kiến xây thủy điện nằm sát huyện Mộc Châu – một trong những trung tâm du lịch lớn phía Bắc. Do đó nơi đây đang có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

“Khu bảo tổn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Nha sẽ mang tới rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái. Cách phát triển này bền vững hơn rất nhiều so với việc phá rừng để xây một nhà máy thủy điện”, ông Thuận đánh giá.

doi rung dac dung lay thuy dien he luy lau dai ve sinh thai

Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Sơn La Vũ Đức Thuận: Thủy điện có thể làm thay đổi cả một dạng hệ sinh thái rừng.

Về mặt sinh thái, ông Thuận khẳng định, hậu quả của việc xây dựng một nhà máy thủy điện trong KBTTN Xuân Nha sẽ không dừng lại ở số diện tích rừng bị mất đi mà còn gây ra một hệ lụy lâu dài về sinh thái: “Là người trong ngành nên chúng tôi hiểu rõ. Dủ chỉ chuyển đổi 16,9ha rừng đặc dụng nhưng cả hệ sinh thái của khu bảo tồn sẽ bị biến đổi nhanh chóng”.

Phân tích cụ thể nguy cơ biến đổi sinh thái rừng do thủy điện gây ra, ông Thuận cho biết, đối với rừng tự nhiên, một khi đã phá đi thì không bao giờ phục hồi lại được như cũ, kể cả có được trồng lại đúng diện tích. Đơn giản vì hệ sinh thái của rừng tự nhiên hoàn toàn khác rừng trồng. Muốn trở lại đúng nguyên bản là hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng trồng phải trải qua một quá trình vận động kéo dài hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm mới có được.

“Việc biến đổi cả một hệ sinh thái trong tự nhiên sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước. Do đó, kể cả thủy điện mang lại nguồn lợi kinh tế lớn đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không nên đem đất rừng ra đánh đổi”, ông Thuận nói.

doi rung dac dung lay thuy dien he luy lau dai ve sinh thai
: Chương trình giám sát đa dạng sinh học ở KBTTN Xuân Nha và Pù Hu vẫn đang trong giai đoạn triển khai.

Chưa phục hồi xong lai tiếp tục bị phá

KBTTN Xuân Nha là một trong 4 KBTTN trên địa bàn tỉnh Sơn La nằm trong danh sách thực hiện Đề án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2010, định hướng đến năm 2030. Riêng đối với KBTTN Xuân Nha, tỉnh đã có một dự án đầu tư riêng đề trồng rừng trong giai đoạn 2015 – 2020, ưu tiên trọng điểm là phân khu phục hồi sinh thái, nơi mà Dự án thủy điện Xuân Nha đang có ý định lấy vào.

Ông Thuận đánh giá, công tác tái tạo rừng và phục hồi sinh thái tại KBTTN Xuân Nha đang diễn ra rất thuận lợi, có nhiều triển vọng. Việc giữ vững và phát triển rừng ở phân khu phục hồi sinh thái không chỉ quan trọng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng ở KBTTN Xuân Nha mà còn có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái của cả khu vực Tây Bắc.

doi rung dac dung lay thuy dien he luy lau dai ve sinh thai
Các chuyên gia hoạt động nghiên cứu trong rừng.

“KBTTN Xuân Nha hiện vẫn còn giữ được tương đối nhiều cây gỗ lớn. Đặc biệt là vùng lõi và khu vực giáp biên giới với nước bạn Lào. Thế nhưng nơi thủy điện Xuân Nha định xây dựng nằm ngay sát vùng lõi của khu bảo tồn, nơi rừng dễ bị tổn thương nhất”, ông Thuận lo lắng.

Được biết, trước khi triển khai xây dựng Dự án nhà máy thủy điện Trung Sơn, trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 4 (PECC4) thực hiện năm 2008 đã thẳng thắn xác nhận dự án có ảnh hưởng đến 3 KBTTN là Xuân Nha (Sơn La), Pù Hu (Thanh Hóa) và Hang Kia – Pà Cò (Hòa Bình).

Ngay sau khi xem xét Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của PECC4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (chủ đầu tư) và Ngân hàng Thế giới (đơn vị cho vay kinh phí để thực hiện dự án) đã quyết định thực hiện một số nghiên cứu bổ sung để đánh giá chi tiết và xây dựng các kế hoạch giảm thiểm cụ thể cho một số lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng bởi dự án.

doi rung dac dung lay thuy dien he luy lau dai ve sinh thai
Nhà dân ở Xuân Nha sống yên bình với rừng xanh.

Tháng 12/2012, khi Dự án thủy điện Trung Sơn chính thức khởi công thì gần như liền sau đó, chủ đầu tư phối hợp với Ban Quản lý dự án triển khai kế hoạch giảm thiểu tác động của công trình nhà máy thủy điện đối với KBTTN Xuân Nha giai đoạn 2013 – 2017. Sau đó, Chương trình giám sát đa dạng sinh học các KBTTN Pù Hu và Xuân Nha nằm trong hợp phần quản lý môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn, được thực hiện trong thời gian 4 năm (2014 - 2017) do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị Tư vấn thực hiện.

Hiện nay, Dự án Thủy điện Trung Sơn vẫn chưa hoàn thành và chương trình giám sát đa dạng sinh học mà chủ đầu tư đang thực hiện tại KBTTN Xuân Nha cũng đang được triển khai thì bất ngờ một dự án thủy điện mới lại “nhăm nhe” nhảy vào “ngồi” giữa “vết thương” chưa lành của KBTTN Xuân Nha. Đích thân người đứng đầu ngành Kiểm lâm tỉnh Sơn La thẳng thắn: “Một nhà máy thủy điện 4MW thì lợi ích cũng chẳng đáng là bao. Đổi lại ta sẽ mất gần 20ha đất rừng. Tốt nhất là không nên làm”.

Quý Văn

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.