Đồng Nai bổ sung 3 dự án quanh trục sân bay Long Thành vào danh mục trọng điểm

Hiện nay, việc khai thác quỹ đất hai bên các tuyến đường, thực hiện đấu giá để có nguồn vốn tái đầu tư 3 dự án đang được xem là giải pháp phù hợp nhất hiện nay.
Đồng Nai bổ sung 3 dự án quanh trục sân bay Long Thành vào danh mục trọng điểm - Ảnh 1.

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769 (bên trái). (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Theo báo Đồng Nai, để đẩy nhanh tiến độ của một số dự án giao thông quan trọng sẽ được triển khai trong giai đoạn tới, mới đây, UBND tỉnh đã đề xuất Ban TVTU xem xét bổ sung các công trình, dự án vào danh mục dự án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ đầu tư.

Cụ thể, UBND tỉnh đề xuất đưa 3 công trình, dự án mới vào danh mục trọng điểm gồm: dự án mở rộng đường tỉnh 773; mở mới đoạn từ xã Bảo Quang (TP.Long Khánh) đến giao với đường tỉnh 767 và dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769. 

Đây là những dự án đã được bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và đã được HĐND tỉnh thông qua.

Đáng chú ý, cả 3 dự án giao thông được đề xuất đưa vào danh mục công trình, dự án trọng điểm đều là những dự án xoay quanh trục sân bay Long Thành, phục vụ cho việc kết nối giữa các địa phương với khu vực dự án sân bay Long Thành.

Trong số 3 dự án được đề xuất bổ sung vào danh mục trọng điểm, dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769 được đánh giá có tính cấp bách cao và cần được triển khai thực hiện sớm. 

Bởi đây không chỉ là tuyến đường có vai trò kết nối giao thông mà còn trực tiếp phục vụ quá trình thi công sân bay Long Thành. Trong khi đó, 2 dự án còn lại có vai trò kết nối các địa phương như: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom và TP Long Khánh với sân bay Long Thành.

Ngoài 3 dự án nói trên, UBND tỉnh cũng đề nghị xem xét bổ sung dự án xây dựng đường tỉnh 770B vào danh mục dự án trọng điểm để có thêm trục kết nối các địa phương gồm Tân Phú, Định Quán và Thống Nhất với sân bay Long Thành.

Theo tính toán ban đầu, đối với 3 dự án này cần nguồn vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng chỉ tính riêng chi phí xây dựng. Do đó, nếu tính thêm chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng, tổng vốn đầu tư sẽ rất lớn, đặc biệt là đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769 do khu vực dự án có mật độ dân cư cao.

Hiện nay, theo đề xuất, các dự án này sẽ được thực hiện đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, việc khai thác quỹ đất hai bên các tuyến đường, thực hiện đấu giá để có nguồn vốn tái đầu tư đang được xem là giải pháp phù hợp nhất hiện nay.

Đối với các tuyến đường mở mới, việc quy hoạch quỹ đất hai bên đường để thực hiện đấu giá sẽ giúp đạt được 2 mục tiêu vừa có hạ tầng, vừa có nguồn vốn để tái đầu tư.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.